Hotline: 0941068156

Thứ năm, 18/04/2024 12:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ năm, 18/04/2024

Chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng vùng trồng cây ăn quả có múi

Thứ tư, 16/11/2022 12:11

TMO - Nhiều năm qua, cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi…) là hướng phát triển sản xuất mang lại kinh tế cao ở nhiều địa phương của tỉnh Hòa Bình. Việc triển khai các giải pháp như thúc đẩy liên kết sản xuất hợp tác xã, đẩy mạnh tái canh cây ăn quả có múi...được đánh giá là góp phần khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên trong nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Với địa hình đồi núi và hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều, kết hợp với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Hòa Bình được đánh giá là địa phương rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) mang lại giá trị kinh tế cao như cam, quýt, bưởi… Hiện nay, diện tích CAQCM tại địa phương này chiếm 5% diện tích cả nước, đạt khoảng 10.500 ha; trong đó riêng diện tích cam, bưởi trồng tập trung đạt 9.053 ha, với 7.429 ha giai đoạn kinh doanh, sản lượng đạt 166,7 nghìn tấn. Tỉnh đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, trong đó vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, vùng sản xuất bưởi tại huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn… Giá trị trồng CAQCM đạt từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm. 

Đến nay toàn tỉnh Hòa Bình có 2.119 ha cây có múi được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGap, hữu cơ...với 38 cơ sở được chứng nhận, chiếm khoảng 19,2% tổng diện tích cây có múi của tỉnh. Hiện, cam Cao Phong đã được xác nhận sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy, cam, bưởi Mường Động (Kim Bôi). Nhiều sản phẩm quả có múi của tỉnh đã được cấp chứng nhận Sở hữu Trí tuệ, trong đó có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong; 6 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm quả có múi của các địa phương: Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi. Đã có 16 sản phẩm quả tươi và sản phẩm chế biến được chứng nhận Sản phẩm OCOP 3, 4 sao.

Nâng cao chất lượng vùng trồng cây ăn quả có múi là một trong những nhiệm vụ được UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai. Ảnh: ĐK 

Tuy nhiên, quá trình phát triển tăng nhanh diện tích và sản lượng CAQCM đã nảy sinh những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả có múi của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu tập trung cho Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn và lượng hàng lớn để xuất khẩu. Nhiều sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ như Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong; nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thuỷ, bưởi đỏ Tân Lạc, cam bưởi Mường Động, bưởi Yên Thuỷ… nhưng chưa phát huy được thế mạnh của sản phẩm; công tác quản lý nhãn hiệu, thương hiệu còn lỏng lẻo, tình trạng trà trộn, giả thương hiệu sản phẩm trên thị trường.

Bên cạnh đó, những vùng sản xuất CAQCM lớn (cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, cam bưởi Kim Bôi, Lạc Thuỷ) đã xảy ra tình trạng dư thừa, giá giảm sâu trong thời điểm chính vụ. Đa số người sản xuất, hợp tác xã tiêu thụ theo hình thức nhỏ lẻ; thiếu những đầu mối thu mua tập trung có đủ nhà xưởng, dây chuyền để sơ chế, đóng gói và phân phối sản phẩm. Chủ yếu sản phẩm CAQCM của tỉnh được tiêu thụ dạng quả tươi, chỉ một phần nhỏ được sơ chế, bảo quản lạnh sau thu hoạch. Cơ cấu giống CAQCM sản xuất hiện nay đa số là giống nhiều hạt, gây khó khăn cho quá trình chế biến... 

Trước thực trạng phát triển CAQCM trên địa bàn tỉnh, để phát triển ổn định, bền vững, theo chuỗi giá trị, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và phát huy vai trò của nhóm cây trồng chủ lực này, việc tái canh CAQCM được tỉnh xác định là cần thiết, quan trọng. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tập trung tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong với cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500 ha, 100% diện tích trồng tái canh được sử dụng nguồn giống sạch bệnh, 100% diện tích đất trồng tái canh được áp dụng gói kỹ thuật cải tạo kết cấu đất và cải thiện độ phì của đất, tạo quỹ đất sạch sâu bệnh trước khi trồng tái canh, cấp được ít nhất 50 mã số vùng trồng và 10 mã số cơ sở đóng gói...

Giai đoạn 2026 - 2030, mở rộng diện tích thực hiện tái canh CAQCM đối với diện tích còn lại của huyện Cao Phong và các huyện trồng CAQCM tập trung của tỉnh (Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn) với quy mô tổng diện tích trên 4.500 ha... 

Xúc tiến quảng bá các sản phẩm cây ăn quả có múi chủ lực góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Ảnh: HH 

Ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Cao Phong rà soát diện tích đất, diện tích cam đã già cỗi, hết chu kỳ khai thác cần xử lý, cải tạo đất phục vụ trồng mới. Trong tổng diện tích 1.500 ha tái canh, theo kế hoạch có khoảng 800 ha cần cải tạo đất để trồng mới và khoảng 700 ha cam đã trồng và đang giai đoạn kinh doanh cần tiếp tục chăm sóc, phòng ngừa các sinh vật hại trong đất để kéo dài thời kỳ kinh doanh.

Cùng với đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Cao Phong lên phương án bố trí cung cấp cây giống thông qua các tổ chức kinh tế tập thể như hợp tác xã, bố trí cơ cấu giống rải vụ, đồng thời tạo thành vùng trồng tập trung, thuần loài, đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng và thuận lợi trong quản lý, chăm sóc, áp dụng các giải pháp kỹ thuật. 

Nhằm phát triển, nâng cao chất lượng vùng trồng CAQCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp tham mưu trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển bền vững cây ăn quả có múi nói riêng như: Chính sách khuyến khích phát triển một số sản phẩm trồng trọt chủ lực (hỗ trợ 20 triệu đồng/ha diện tích cây ăn quả có múi trồng mới); chính sách hỗ trợ cước vận chuyển nông sản; chính sách hỗ trợ chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP, tem truy xuất nguồn gốc; chính sách hỗ trợ thành lập hợp tác xã…

Ngoài ra, nhiều hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại được tổ chức hàng năm như: Lễ hội cam Cao Phong; Tuần lễ nông sản Hòa Bình tại Hà Nội; ngày hội sản phẩm OCOP; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hội chợ, triển lãm… Tỉnh cũng đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng vùng nguyên liệu dứa, chanh leo tại Lạc Sơn, Tân Lạc.

 

 

Minh Tân 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline