Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Chú trọng nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế-xã hội

Thứ ba, 29/11/2022 21:11

TMO - Thời gian qua, bên cạnh những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội, thì tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đã tạo ra áp lực lớn đối với môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Định. Thực tế này đòi hỏi, Bình Định cần đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, qua điều tra, khảo sát, lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 1.030,13 tấn/ngày, trong đó, khu vực đô thị phát sinh khoảng 564,75 tấn/ngày (chiếm 53,08%), khu vực nông thôn phát sinh khoảng 483,38 tấn/ngày (chiếm 46,92%). Thành phố Quy Nhơn là địa phương có lượng rác thải phát sinh lớn nhất 296 tấn/ngày, chiếm 28,73% tổng lượng rác thải toàn tỉnh; các huyện miền núi (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão) có lượng rác phát sinh thấp, trong đó, huyện An Lão phát sinh lượng rác thải thấp nhất 20,53 tấn ngày (chiếm 1,99%).

Tính đến nay, tổng lượng rác thải được thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh khoảng 705,23 tấn/ngày, chiếm 68,46% tổng lượng rác phát sinh. Khu vực đô thị có tỷ lệ thu gom rác đạt 82,59% (vượt 1,59% so với chỉ tiêu đặt ra năm 2022 theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh (đạt 81%)). Khu vực nông thôn có tỷ lệ thấp, đạt 52,48%. Một số địa phương có tỷ lệ thu gom rác đạt mức cao như thành phố Quy Nhơn (95,38%), thị xã An Nhơn (80,88%); một số địa phương có tỷ lệ thu gom thấp như các huyện: An Lão (34,39%), Hoài Ân (37,78%), Vĩnh Thạnh (44,68%).

Tỉnh Bình Định triển khai các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn tại các địa phương (Ảnh minh họa) 

Hiện nay, rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh sau khi thu gom được đưa về các bãi rác và xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh có 10 bãi rác cấp huyện. Có 5 bãi rác cấp huyện được xây dựng đảm bảo quy cách hợp vệ sinh (Quy Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn), 05 bãi rác còn lại chưa xây dựng đồng bộ và đảm bảo về môi trường. Ngoài ra, tại các địa phương hình thành 28 bãi rác do cấp xã xây dựng, phần lớn không được xây dựng đảm bảo theo quy định.  

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê đến tháng 9/2022, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 310 tấn/ngày; trong đó khoảng 85% được tái sử dụng cho một số mục đích như: làm nhiên liệu đốt (ngành chế biến lâm sản), làm phân hữu cơ (ngành chăn nuôi) hoặc san lấp mặt bằng (các ngành chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng,...); khối lượng chất thải còn lại được xử lý hoặc chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt.

Trong đó, tổng khối lượng chất thải nguy hại (CTNH) công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 7,4 tấn/ngày; khối lượng CTNH được thu gom, xử lý khoảng 6,0 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ 81,5%).Tổng chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám phát sinh tại các cơ sở y tế bình thường khoảng 250 tấn/năm. Từ lúc dịch Covid-19 bùng phát, lượng CTNH y tế tăng đột biến, khoảng 650 - 700 tấn/năm. Hiện nay, lượng CTNH này đã giảm, theo đó lượng phát sinh CTNH y tế khoảng 350 - 400 tấn/năm. Ngoài ra, báo cáo của Sở TN&MT cho thấy tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các khu đô thị trên địa bàn tỉnh khoảng 83.702 m3/ngày.đêm, trong đó, nước thải của thành phố Quy Nhơn là 42.223 m3/ngày.đêm (chiếm 50,4%). Hiện chỉ có thành phố Quy Nhơn có 2 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. 

Trên địa bàn tỉnh quy hoạch 10 Khu công nghiệp (KCN), trong đó có 5 KCN đã đi vào hoạt động (Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa, Nhơn Hội A, Nhơn Hội B), các KCN còn lại đang trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý hoặc xây dựng hạ tầng. Các KCN đã đi vào hoạt động có tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 2.200 m3/ngày, đều đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và vận hành đảm bảo theo quy định. Hiện có 02 Hệ thống xử lý nước thải (HTXL nước thải tập trung của KKT Nhơn Hội và HTXL nước thải tập trung của KCN Phú Tài, Long Mỹ) đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động... 

UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị kiểm soát hoạt động hệ thống xử lý nước thải tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh 

Trên địa bàn tỉnh có 57 làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động; trong đó có 30 làng nghề (chiếm 52,6%) có Phương án bảo vệ môi trường được UBND cấp huyện phê duyệt. Có 01 làng nghề sản xuất bún tươi Ngãi Chánh, tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 120 m3/ngày. Thời gian qua, Sở TN&MT đã phối hợp với Sở NN&PTNT và các sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi. Theo đó, đến nay đã xây dựng, lắp đặt khoảng 53.720 công trình biogas (chiếm 85%) để xử lý chất thải đối với hoạt động chăn nuôi quy mô nông hộ và hơn 60% trang trại quy mô lớn (2.000 con heo/lứa nuôi) đã đầu tư các công trình xử lý chất thải bổ sung sau bể biogas. 

Vừa qua, tại Hội nghị về công tác bảo vệ môi trường do UBND tỉnh tổ chức, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, chung tay hành động. Sở Tài nguyên và Môi trường phải khẩn trương hoàn thiện nội dung quản lý CTRSH đạt chuẩn trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, trong năm 2023, các địa phương phải xây dựng phương án quản lý CTRSH, bố trí ngân sách để thực hiện thu gom, xử lý rác thải; trong đó, chú trọng tăng tỷ lệ thu gom rác thải, tăng tần suất thu gom rác thải khu vực nông thôn với tần suất 2 ngày/ lần, khu vực đô thị 1 lần/ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT rà soát lại các phương án quản lý, thu gom rác thải, nước thải để phối hợp với các sở, ngành liên quan định hướng giải pháp đầu tư xây dựng các bãi xử lý rác thải đạt chuẩn tại 3 vùng của tỉnh, gồm: Khu vực phía Bắc tỉnh (thị xã Hoài Nhơn là trung tâm), phía Nam tỉnh (thành phố Quy Nhơn là trung tâm) và phía Tây tỉnh (huyện Tây Sơn là trung tâm).

Đảm bảo chất lượng môi trường trong phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng được UBND tỉnh nhấn mạnh triển khai. Ảnh: MB 

Chú trọng thực hiện xã hội hóa trong công tác thu gom, xử lý rác thải; rà soát đưa vào danh mục kinh phí mua xe chuyên dụng thu gom rác trong quý I/2023 để trình HĐND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực quản lý môi trường cho lực lượng cán bộ làm công tác môi trường cấp xã trong tháng 1/2023; phối hợp với Sở Công Thương, UBND các huyện rà soát lại công tác quản lý bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề để có hướng xử lý.

Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương định hướng quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị. Sở NN&PTNT triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, thu gom rác thải vật tư nông nghiệp, bao bì thuốc bảo vệ thực vật; các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao nhưng nếu không duy trì tốt việc thực hiện tiêu chí môi trường thì đề nghị xóa danh hiệu này. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng mức chi ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường.

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương phải đảm bảo kinh phí thường xuyên đầu tư, bổ sung vào danh mục đầu tư công một số dự án xử lý rác, xe thu gom rác; kiểm tra việc sử dụng ngân sách đảm bảo đúng quy định. Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất ứng dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông quản lý tốt công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường về ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý môi trường. Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu để lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các tiết học ngoại khóa từ bậc tiểu học.

 

 

Minh Phương 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline