Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 22:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Chú trọng nâng cao chất lượng rừng trong Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Chủ nhật, 13/11/2022 06:11

TMO - Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên sinh thái vô cùng quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là vũ khí sống còn để thích nghi với biến đổi khí hậu.  

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng phục vụ đời sống nhân dân, làm sao phát huy hiệu quả, bền vững giá trị kinh tế của ngành. Do đó, Quy hoạch lâm nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đồng thời bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là cam kết COP26 về đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc là 16,34 triệu ha, chiếm 49% tổng diện tích tự nhiên (tính đến năm 2020). Trong đó, đất có rừng là 14,67 triệu ha, tương ứng tỉ lệ che phủ rừng 42%. Những năm gần đây, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc liên tục tăng. Giai đoạn 2010-2020, trồng rừng sản xuất mỗi năm đạt trên 200.000 ha. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản liên tục tăng trưởng ở mức cao. Năm 2021, đạt 15,96 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thu trên 20.000 tỷ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ, phát triển rừng và cải thiện đời sống nhân dân. 

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên sinh thái 

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh đến vấn đề diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên chưa cao. Năng suất rừng trồng còn thấp (tăng trưởng bình quân 15m3/ha/năm). Chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của hệ sinh thái rừng về đa dạng sinh học, dịch vụ hấp thụ CO2 và các dịch vụ môi trường rừng khác.

Do đó, quy hoạch đã đặt mục tiêu bảo đảm duy trì tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc từ 42 - 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng. Phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025. Trồng rừng bình quân phấn đấu đạt 238.000 ha/năm. Trọng tâm của quy hoạch lâm nghiệp là quy hoạch 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) nên cần bảo đảm cơ cấu 3 loại rừng này một cách hợp lý. Diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ phải được định vị rõ ràng trên bản đồ với ranh giới rừng được số hóa, quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ trong công tác xây dựng quy hoạch là chú trọng chất lượng, không chạy theo số lượng. Việc xây dựng quy hoạch lâm nghiệp phải làm chắc chắc, thận trọng, kỹ càng, lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học. Do đó, cần rà soát kỹ và khẳng định rõ quan điểm đây là ngành kinh tế quan trọng phục vụ đời sống nhân dân, không chỉ có việc trông nom, bảo vệ rừng mà phải phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để phát triển bền vững.

Bên cạnh đó quy hoạch cần cập nhật thêm các xu hướng của thế giới, làm sao bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là cam kết COP26 về đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050. Đồng thời, cần rà soát, cập nhật, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt. Khi quy hoạch lâm nghiệp được phê duyệt sẽ làm cơ sở cho các địa phương trong việc lập quy hoạch của tỉnh mình.

 

 

Trần Tuấn 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline