Hotline: 0941068156

Thứ hai, 05/05/2025 13:05

Tin nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Thứ hai, 05/05/2025

Chú trọng đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Thứ hai, 05/05/2025 06:05

TMO - Hải Phòng xác định đầu tư hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý nước thải là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển hạ tầng đô thị. Nhiều dự án quy mô lớn đang được triển khai, nhằm mục tiêu cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống và đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Mỗi năm TP. Hải Phòng đều dành hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, với quan điểm là xây dựng, phát triển hạ tầng với những tiêu chí tiệm cận đô thị. Bên cạnh hạ tầng giao thông, thành phố cũng chú trọng cải thiện về môi trường, trong đó có việc thu gom, xử lý rác thải, và xây dựng nhà máy xử lý nước thải.

Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường tại các địa bàn quận An Dương, thành phố Thủy Nguyên và 5 huyện Kiến Thụy, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải còn rất khiêm tốn.

Ước tính lượng nước thải sinh hoạt, từ hoạt động của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, dịch vụ thương mại, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại 7 địa phương trên khoảng hơn 147.000 m3/ngày đêm. Phần lớn lượng nước thải này mới được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi xả ra môi trường.

Trước thực trạng trên, TP. Hải Phòng đã lên kế hoạch xây dựng các nhà máy thu gom, xử lý nước thải. Bên cạnh đó, thành phố còn triển khai cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đưa ra kế hoạch cấp giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, đưa ra phương án chống hạn, xâm nhập mặn... được Hải Phòng triển khai nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước. Đến nay, 224,5 km kênh mương đã được cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi trên trục chính.

Trong đó,  đã cắm 5.404 mốc hành lang bảo vệ cho các sông: Rế, Đa Độ, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng với tổng kinh phí hơn 6,5 tỷ đồng. Đối với các nguồn nước còn lại, UBND TP đã phê duyệt nhiệm vụ lập phương án thực hiện cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước (không thuộc hệ thống các công trình thủy lợi) trên địa bàn. Tiếp đó, UBND TP Hải Phòng ban hành kế hoạch cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP giai đoạn 2023-2028.

Hiện TP Hải Phòng có 101 nhà máy nước, trong đó, 10 nhà máy nước không thuộc đối tượng lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước do lưu lượng khai thác dưới 100 m3/ngày đêm;

Hiện nay TP. Hải Phòng có 101 nhà máy nước. 

22 nhà máy nước đã đóng cửa, dừng hoạt động do chất lượng nguồn nước kém, vùng cấp nước nhỏ, không có khách hàng hoặc chuyển đổi thành trạm trung chuyển nước của các nhà máy nước khác; 29 nhà máy nước đã được cấp giấy phép khai thác; 40 nhà máy nước chưa được cấp giấy phép.

Việc cấp giấy phép nhằm đặt ra ưu  tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt; đồng thời không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Tiếp đó, UBND TP Hải Phòng ban hành phương án phòng chống hạn, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và phương án về bảo vệ nguồn nước sông Giá, sông Đa Độ. TP Hải Phòng sẽ chuyển hướng tiêu thoát nước tại các khu vực có nguồn nước cần tiêu có chứa hàm lượng thông số ô nhiễm cao ra vùng hạ lưu các tuyến sông tự nhiên, bảo vệ nguồn nước ngọt tại các hệ thống kênh trục chính. UBND TP Hải Phòng yêu cầu chủ động tiêu thoát nước cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khắc phục tình trạng ngập lụt cục bộ khi có mưa lớn trùng vào thời điểm chân triều cao;

Đồng thời chấm dứt tình trạng tiêu thoát nước mưa có thông số ô nhiễm cao từ các khu dân cư, làng nghề, khu công nghiệp chảy vào nguồn nước. Nâng cấp công trình đầu mối khai thác nước và trữ nước, đảm bảo cung cấp nước ngọt chủ động cho các nhu cầu về sản xuất và dân sinh, cải thiện môi trường nước. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng, công tác kiểm soát ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước trên địa bàn TP ngày càng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đến nay, chất lượng nước ở các sông cấp nước sinh hoạt như: Sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng có sự cải thiện đáng kể qua các năm. Theo báo cáo của cơ quan chức năng tại TP Hải Phòng, hiện nay, hầu hết hai bên bờ các nguồn nước ngọt chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung phát sinh từ các khu dân cư, các trang trại chăn nuôi dẫn đến việc kiểm soát chất lượng nước ngọt gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời, việc cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định, nhưng phần lớn các mốc không còn hiệu lực do quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của Luật Thủy lợi có sự thay đổi so với Pháp lệnh thủy lợi trước đây...Công tác cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn gặp nhiều vướng mắc khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu từ tài nguyên nước và công tác bảo vệ tài nguyên nước.

Trong giai đoạn tới TP. Hải Phòng đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải. 

Tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước và lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt, tại các hệ thống thủy lợi ở gần các khu vực nội thành, qua khu dân cư như: Hệ thống thủy lợi An Hải, hệ thống thủy lợi Thủy Nguyên và hệ thống thủy lợi Đa Độ làm ảnh hưởng trực tiếp việc vận hành công trình điều tiết nước trên hệ thống cũng như việc cấp nước theo nhu cầu hiện nay.

Ngoài ra, tại những tuyến kênh đã được cắm mốc giới nhưng vẫn còn tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, hoặc tại một số địa phương, mốc giới công trình bị mất hoặc bị phá hỏng.

Thậm chí, vẫn còn tình trạng một số hộ dân do thói quen vứt bỏ bừa bãi bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải xuống kênh, sông, ruộng… mà không hiểu hết được hiệu quả nguy hại của nó gây ra đối với môi trường, đặc biệt đối với nguồn nước mặt. Giai đoạn tới, TP Hải Phòng sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, các nhà máy xử lý nước thải TP theo quy hoạch đã được duyệt.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tranh thủ tối đa thời gian vận hành các công trình đầu mối khai thác nước bổ sung vào hệ thống khi nguồn nước đảm bảo, thau đảo nguồn nước. Các Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm tra, rà soát các nguồn phát thải, các trường hợp vi phạm có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất, kiến nghị xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, TP.Hải Phòng phê duyệt đề án thu gom, xử lý nước thải tại 7 địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, với các giải pháp toàn diện về thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn trên địa bàn thành phố, cùng lộ trình thực hiện cụ thể. Theo đó, giai đoạn đến năm 2030, thành phố tập trung triển khai đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải bảo đảm giải quyết những vấn đề bức xúc về môi trường tại các khu vực trong hệ thống thoát nước, bị ô nhiễm nguồn nước.

Giai đoạn sau năm 2030, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng công suất các trạm xử lý được đầu tư trước đó, đồng thời xây dựng thêm các trạm mới theo quy hoạch. Riêng tại quận An Dương và huyện Kiến Thụy, các trạm xử lý nước thải nhỏ lẻ sẽ được nâng cấp thành trạm bơm trung chuyển, đưa nước thải về các khu xử lý tập trung, tăng hiệu quả vận hành.

 

 

Trung Thành

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline