Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 19:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy, 25/06/2022 11:06

TMO - Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng nông sản, an toàn bền vững, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp đã duy trì triển khai các mô hình hướng dẫn nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, an toàn, hiệu quả; đồng thời thu gom bao, gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng nhằm bảo vệ môi trường. 

Hiện nay, việc thâm canh tăng vụ, biến đổi khí hậu, tình trạng nắng nóng mưa bão thất thường, các đối tượng dịch hại luôn có nguy cơ bùng phát… đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, lợi nhuận của bà con nông dân. Để đảm bảo năng suất và sản lượng, người nông dân sử dụng quá mức hóa chất phòng, trừ

Đồng Tháp là tỉnh có diện tích lúa đứng thứ 3 cả nước và diện tích cây ăn trái khá lớn. Vì vậy, hàng năm, người dân sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp, năm 2020, tổng lượng phân bón sử dụng là trên 350.000 tấn và gần 9.000 tấn thuốc BVTV. Tổng lượng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng thải ra môi trường là 300 tấn nhưng mới chỉ có 2 tấn được thu gom.

Các mô hình sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả được các đơn vị phối hợp thực hiện trên diện tích sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp 

Để bảo vệ môi trường, tỉnh đã thành lập các nhóm thanh niên tự quản để thu gom bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu đã sử dụng đưa vào thùng chứa được trang bị ở các địa phương. Đặc biệt cuối năm 2021, Cục Bảo vệ thực vật, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết chương trình hợp tác sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả năm 2022.

Trong khuôn khổ chương trình, các đơn vị phụ trách đã tổ chức tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, cấp phát tờ rơi, phát video tuyên truyền; xây dựng và phát động mô hình thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau sử dụng trên lúa và hoa kiểng; thực hiện thanh, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV.

Theo đó, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 10/24 phong trào phổ biến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với sự tham gia của hơn 700 nông dân, trong đó tiến hành trực tiếp thu gom bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên các tuyến kênh, rạch, mương nội đồng và tập kết về địa điểm phát động - tổng lượng rác thải bảo vệ thực vật thu gom được là 3.857 kg.

Ngoài ra, địa phương này đã xây dựng 2 mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trên lúa và hoa kiểng với tổng diện tích gần 400 ha tại Lấp Vò và Sa Đéc với khoảng 500 hộ nông dân tham gia. Bố trí tổng cộng 45 bể chứa thuốc bảo vệ thực vật để hướng dẫn nông dân thực hành thu gom bao, gói thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định.

Tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp 

Trong đó, một mô hình áp dụng trên diện tích 240 ha trồng lúa tại xã Bình Thành với 339 hộ dân tham gia với 15 bể chứa đã được lắp đặt. Trong lần đầu tiên phát động, nông dân Bình Thành thu gom 237 kg chai lọ, bao bì thuốc BVTV trước đó thải ra môi trường. Còn tại xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc), mô hình được triển khai trên diện tích 50 ha trồng hoa với 150 hộ nông dân tham gia và có 30 bể chứa để thu gom loại rác thải nguy hại này.

Công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp không chỉ tạo điều kiện để xây dựng vùng nông sản an toàn, bền vững, bảo vệ sức khỏe của người dân mà còn giúp xây dựng và nâng tầm giá trị nông sản cũng như du lịch của tỉnh. 

Vì thế, trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương duy trì chương trình, các hoạt động thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV hơn hết là thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân. 

 

Phương Thoa 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline