Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 05:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng

Thứ ba, 04/03/2025 15:03

TMO - Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo các địa phương chủ động triển khai các phương án phòng chống sinh vật gây hại cây trồng khi thời tiết diễn biến thuận lợi cho sâu bệnh gây hại phát triển.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Trên lúa Đông Xuân 2024-2025, ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục có xu hướng gia tăng gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ-trung bình, cục bộ hại nặng trên các chân ruộng trũng, lúa gieo thẳng và lúa mới cấy. Ngoài ra, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, tuyến trùng rễ, bệnh nghẹt rễ… tiếp tục phát sinh và gây hại nhẹ. Thời tiết có mưa phùn, độ ẩm cao như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh và gây hại trên các giống nhiễm, nhất là trên trà sớm.

Dự báo trong tuần này, trên cây lúa ở các tỉnh Bắc Bộ thời tiết tiếp tục có mưa phùn, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh và gây hại mạnh trên trà lúa Đông Xuân sớm, nhất là trên những diện tích gieo trồng giống nhiễm bệnh, bón thừa đạm. Mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, chuột tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh tại các tỉnh trong vùng, nhất là những khu vực gần khu dân cư, gò bãi, mương máng lớn; mức độ hại phổ biến nhẹ-trung bình, cục bộ hại nặng. Khu vực các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- làm đòng- trỗ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. 

Tại các tỉnh Nam Bộ, rầy nâu chủ yếu rầy ở giai đoạn trưởng thành mang trứng, rải rác có rầy cám mới nở. Mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trỗ. Rầy phấn trắng có khả năng phát sinh, phát triển và gây hại tăng trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Trên cây ngô, sâu keo mùa thu, sâu xám, sâu khoang, bệnh héo xanh, bệnh lở cổ rễ,...tiếp tục gây hại trên ngô xuân giai đoạn cây con và giai đoạn phát triển thân lá, mức độ hại phổ biến từ nhẹ- trung bình, cục bộ gây hại nặng. Đối với cây sắn, bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn trong cả nước, nhất là tại khu vực miền trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Trên cây ăn quả có múi, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả, nhện đỏ,... tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ-trung bình, cục bộ hại nặng. Trên cây cà phê, bọ xít muỗi gây hại chủ yếu trên cây cà-phê chè ở Lâm Đồng. Rệp sáp, rệp vảy, mọt đục thân, cành, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt… tiếp tục gây hại trên cà-phê giai đoạn phân hóa mầm hoa và ra hoa.

Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: tăng cường giám sát chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa. 

Để phòng, chống sinh vật gây hại bảo vệ an toàn sản xuất trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật cấp tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các tiến bộ kỹ thuật, biện pháp chăm sóc; tình hình sản xuất, tình hình sinh vật gây hại và các biện pháp phòng, chống tới người dân để áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong suốt quá trình canh tác và phòng chống sinh vật gây hại kịp thời, hiệu quả, không để thiệt hại trên diện rộng.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi sát diễn biến tình hình sinh vật gây hại và tổ chức chỉ đạo phòng, chống tại những khu vực có mật độ, tỷ lệ cao. Đặc biệt, cần quan tâm đến các đối tượng sinh vật gây hại có nguy cơ bùng phát thành dịch, gây hại nghiêm trọng trong thời gian tới tại từng vùng.

Cụ thể, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: tăng cường giám sát chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá giai đoạn đẻ nhánh; tiếp tục giám sát nguồn rầy lưng trắng, giám định mẫu rầy để kịp thời phát hiện virus gây bệnh lùn sọc đen trên lúa; thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý chuột và tổ chức phòng trừ chuột đồng loạt trên diện rộng tại những diện tích đã nhiễm, vùng có nguy cơ cao (gò bãi, khu công nghiệp...). Ngoài ra, cần chủ động phòng, chống bệnh thán thư, sương mai, bọ xít, rệp, sâu đục cuống quả trên cây nhãn, vải giai đoạn ra hoa, đậu quả và các đối tượng sinh vật gây hại trên các loại cây trồng khác bảo vệ sản xuất an toàn.

Các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ bảo vệ an toàn các trà lúa Đông Xuân 2024-2025, chú ý bệnh đạo ôn lá, chuột gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái tại những diện tích lúa xanh tốt, thừa đạm, trên giống nhiễm, ruộng ven làng, đồi gò; bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đòng trổ - chín sữa. 

Các địa phương chuẩn bị xuống giống lúa Hè Thu 2025 cần chủ động chuẩn bị giống tốt, làm đất kỹ, theo dõi sát diễn biến rầy nâu vào đèn, tình hình khí tượng thủy văn, hạn mặn tại địa phương để xuống giống “né rầy”. Các đối tượng sinh vật gây hại khác cần chú ý bao gồm bệnh vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ, sâu đục quả hại trên cây ăn quả có múi; bọ cánh cứng, sâu đầu đen hại dừa...

Các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên theo dõi sát diễn biến thời tiết, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, tình hình sản xuất và sự phát sinh của các đối tượng sinh vật gây hại để chủ động phòng, chống hiệu quả. Cần chú ý một số đối tượng sinh vật gây hại trên các loại cây trồng chính như rệp sáp hại chùm hoa, chùm quả trên cây cà phê giai đoạn phân hóa mầm hoa ra hoa; bọ xít muỗi, bệnh thán thư hại cây điều giai đoạn ra đọt non, ra hoa, đậu quả; bệnh phytophthora gây hại trên cây sầu riêng giai đoạn ra hoa  đậu quả, bệnh khảm lá hại sắn...

Các địa phương thực hiện báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng hằng tuần theo quy định. Báo cáo ngay và trực tiếp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng phụ trách khi có tình huống bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng tăng cường kiểm tra đồng ruộng tại các vùng có nguy cơ cao; phối hợp chặt chẽ với các địa phương bám sát địa bàn, theo dõi sát tình hình diễn biến của các đối tượng sinh vật gây hại chính trên các cây trồng và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Duy trì báo cáo định kỳ, báo cáo ngay trực tiếp với lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật khi có tình huống bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời./.

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline