Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Thứ hai, 12/08/2024 07:08

TMO - Trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trên địa bàn cả nước, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. 

Toàn tỉnh Sơn La hiện có hơn 1,3 triệu con gia súc, trên 7 triệu con gia cầm; có 26 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, chăn nuôi trở thành một trong những hướng đi phát triển kinh tế, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ. Trong 6 tháng đầu năm, dịch tả lợn châu Phi phát sinh tại 47 lượt tổ, bản; 28 lượt xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố, làm 977 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy, tổng trọng lượng gần 40 tấn. Bệnh lở mồm long móng ở vật nuôi xảy ra tại 7 lượt tổ, bản của 4 lượt xã, phường, thị trấn thuộc các huyện: Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu và Sốp Cộp, làm 352 con trâu, bò nhiễm bệnh; bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại 11 hộ, tại 1 bản của  xã Liên Hòa, huyện Vân Hồ, làm 11 con bò bị mắc bệnh. 

Trước tình hình dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã tham mưu Sở NN&PTNT tỉnh thành lập các đoàn công tác, phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo xử lý ổ dịch; điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm, hướng dẫn phun khử trùng tiêu độc, tiêu hủy động vật mắc bệnh. Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc ra, vào địa bàn tỉnh. Rà soát số đàn mới phát sinh để hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin đầy đủ liều theo quy định. Xây dựng kế hoạch, phân bổ vắc xin và hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố triển khai tiêm phòng trên 50.000 liều vắc xin các loại cho đàn vật nuôi.

Sở NN&PTNT tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh. Đề nghị các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi, khu vực xung quanh có nguy cơ cao. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, phường, thị trấn chủ động giám sát dịch bệnh, nhất là các khu vực từng xuất hiện dịch bệnh, khu vực có nguy cơ cao, để phát hiện sớm, cảnh báo, xử lý kịp thời; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, gây ảnh hưởng cộng đồng. 

Trước nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi còn có những diễn biến phức tạp, Sở NN&PTNT khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động theo dõi chặt chẽ, tăng cường cung cấp dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh, thường xuyên sát trùng, vệ sinh chuồng trại; đặc biệt, cần báo ngay cho các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở khi phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi. 

Các hộ dân chủ động phun khử trừng chuồng trại, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc. Ảnh: NY. 

Hiện nay, đang là thời điểm giao mùa, nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm rất cao, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị và nông dân tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm cho đàn vật nuôi phát triển tốt. Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện là 187.424 con, trong đó đàn trâu 11.500 con; đàn bò 55.950 con; đàn dê 22.000 con; đàn gia cầm 1.153 triệu con. 

Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Sông Mã đã xuất hiện dịch bệnh tả lợn châu Phi xảy ra tại 2 hộ, ở bản Hưng Mai, xã Nà Nghịu, với 10 con lợn mắc bệnh, trọng lượng 464 kg. Ngay khi phát sinh ổ dịch, huyện phân bổ, cấp 39 lít hóa chất và 300 kg vôi bột cho các hộ dân chủ động khử khuẩn, vệ sinh chuồng trại, tránh để lây lan diện rộng. Đồng thời, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện tiêu hủy lợn mắc bệnh đúng quy định. Tuyên truyền, tổ chức cho các hộ chăn nuôi lợn ký cam kết thực hiện “5 không” (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt cho lợn ăn).

Cùng với việc nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho người dân, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, phối hợp với chính quyền địa phương và nhân viên thú y xã tổ chức tuyên truyền đến người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc về tác hại, biện pháp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng gia súc, gia cầm, phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi.

Huyện Vân Hồ hiện có hơn 138.200 con gia súc, trên 470.700 con gia cầm; để thúc đẩy chăn nuôi theo hướng hàng hóa, các giải pháp phòng, chống dịch bệnh được huyện Vân Hồ chú trọng, nhất là đẩy mạnh công tác tiêm phòng dịch để đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn được duy trì và phát triển. Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi phát sinh tại 9 lượt bản; 5 lượt xã, làm 80 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy; bệnh lở mồm long móng ở vật nuôi xảy ra tại 3 bản của xã Tân Xuân làm 155 con trâu, bò nhiễm bệnh; bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại 3 bản của xã Liên Hòa, làm 13 con bò bị mắc bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh, huyện Vân Hồ đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị có liên quan thành lập các đoàn công tác, phối hợp với UBND các xã chỉ đạo xử lý ổ dịch; điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm, hướng dẫn phun thuốc tiêu độc khử trùng, tiêu hủy động vật mắc bệnh. Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc ra, vào địa bàn. Rà soát số đàn mới phát sinh để hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin đầy đủ liều theo quy định.

Xây dựng kế hoạch, phân bổ vắc xin và chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai tiêm phòng trên 46.400 liều vắc xin các loại cho đàn vật nuôi. Trung tâm phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi hiểu đúng, hiểu rõ về tình hình dịch bệnh; chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, biết cách nhận biết để sớm phát hiện, khai báo tình hình dịch bệnh và có phương án chữa trị kịp thời; đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch... 

Công tác phòng chống dịch bệnh cần đặc biệt được chú trọng nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, mưa lũ (Ảnh minh họa). 

Trong thời điểm mưa lũ diễn ra liên tục thời gian qua, cùng với việc khắc phục hậu quả sau mưa lũ, tỉnh Sơn La đã và đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.

Trận mưa lớn kéo những ngày cuối tháng 7 hoạt động chăn nuôi của người dân cũng ảnh hưởng thiệt hại nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, mưa lũ đã làm 517 con gia súc và trên 12.296 con gia cầm chết, hoặc bị cuốn trôi, ước tổng thiệt hại gần 13 tỷ đồng. Sau mưa lũ và ngập úng, môi trường bị ô nhiễm, nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Ngăn chặn dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, các địa phương và ngành chức năng của tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. 

Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thuỷ sản tỉnh đang tập trung đôn đốc việc thống kê thiệt hại và triển khai phun khử trùng, vệ sinh chuồng trại tại các vùng đã hết ngập úng, như: xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu; bản Phứa Cón và phường Chiềng An, Thành phố. Đồng thời, chi cục cũng theo dõi sát sao tình hình ngập úng tại xã Chiềng Đen để kịp thời hỗ trợ, tư vấn người dân xử lý vệ sinh môi trường và khôi phục sản xuất ngay khi nước rút.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, đặc biệt các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố huy động tối đa nhân lực trực tiếp xuống cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thu gom, xử lý gia súc, gia cầm chết và tổ chức vệ sinh tiêu độc, khử trùng toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đồng thời, tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn hàng nghìn lượt hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng bệnh. Các địa phương tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi thường xuyên giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi và báo cáo ngay cho cán bộ thú y khi phát hiện dấu hiệu bất thường; tăng khẩu phần ăn, để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.

Đến nay, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thuỷ sản tỉnh đã triển khai cấp phát, tổ chức tiêm phòng được trên 544.400 liều vắc xin phòng chống các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm trên đàn vật nuôi, 14.021 lít hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

Hiện nay, đang bước vào cao điểm mùa mưa lũ, nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi rất cao, người chăn nuôi cần chủ động theo dõi sát thời tiết, gia cố chuồng trại, đảm bảo nguồn thức ăn, tiêm phòng đúng lịch và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, người dân cần nhanh chóng liên hệ với cơ quan thú y, hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline