Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 18/05/2025 11:05

Tin nóng

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Chủ nhật, 18/05/2025

Chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trong cao điểm nắng nóng

Thứ bảy, 17/05/2025 06:05

TMO - Hiện nay thời tiết khô nóng kéo dài, khiến nhiều dịch bệnh phát sinh, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng của đàn vật nuôi. Do đó, ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương đã và đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp để phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, đặc biệt là gia súc, gia cầm trên toàn tỉnh.

Tính đến hết tháng 4/2025, tổng đàn vật nuôi của tỉnh Hải Dương duy trì ổn định. Theo thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Hải Dương, tổng đàn lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ) ước đạt 463.500 con, tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 6.300 tấn, tăng 5,3%. Tổng đàn trâu, bò của tỉnh duy trì ổn định. Tính đến 30/4/2025, đàn trâu ước đạt 5.430 con, giảm 0,37%; đàn bò ước đạt 14.250 con, giảm 2,46% so với cùng kỳ năm 2024.

Tổng đàn gia cầm (gồm gà, vịt, ngan) ước đạt 16.102 nghìn con, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó đàn gà ước đạt 12.958 nghìn con, tăng 5,36%. Sản lượng thịt gia cầm trong tháng 4 ước đạt 6.520 tấn, tăng 7,2%; sản lượng trứng gia cầm (bao gồm cả trứng chim cút) ước đạt 55.120 nghìn quả, tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước.

Nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế và nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhất là trong cao điểm nắng nóng diễn biến phức tạp ngành chăn nuôi và các địa phương trong tỉnh Hải Dương đã chủ động nhiều giải pháp như tiêm phòng vaccine, vệ sinh, gia cố chuồng trại, chăm sóc và quản lý đàn vật nuôi để phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết bất lợi mùa nắng nóng gây ra.

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh Hải Dương đã tập trung triển khai tiêm vaccine các loại cho đàn vật nuôi; trong đó, 107.660 liều vaccine dịch tả lợn cổ điển; 80.890 liều vaccine tụ-dấu lợn (phòng bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu lợn); khoảng 3,9 triệu liều vaccine cúm gia cầm; 15.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi; 8.650 liều vaccine tụ huyết trùng trâu bò; vaccine lở mồm long móng và tai xanh mỗi loại 38.200 liều.

Bên cạnh đó, đơn vị đã có hướng dẫn gửi các địa phương để tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi. Với chuồng trại, khuyến cáo người chăn nuôi đảm bảo chuồng trại thông thoáng, nâng cấp hệ thống làm mát chuồng trại. Với các chuồng đã cũ thì cần có phương án phun xoay nước trên mái chuồng, lắp hệ thống phun sương trong chuồng; kiểm tra và đảm bảo hệ thống phát điện hoạt động tốt.

Các trang trại, gia trại cần chú trọng tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. (Ảnh minh hoạ: TCCT). 

Thực hiện tiêu độc, khử trùng trong và ngoài chuồng trại, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh khu chăn nuôi, xử lý nơi khu trú, sinh sản của muỗi, côn trùng đốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Để tăng sức chống chịu của đàn vật nuôi với thời tiết khắc nghiệt, cơ quan chuyên môn cũng đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng và tiêm phòng.

Cơ quan chuyên môn đề nghị địa phương tiêm phòng vaccine đầy đủ cho gia súc, gia cầm theo quy định. Thời gian tiêm phòng vào sáng sớm hoặc chiều tối, không tiêm quá nhiều loại vắc xin trong cùng một lần tiêm. Bổ sung điện giải và vitamin sau khi dùng vaccine.

Hiện, thời tiết giao mùa sẽ tạo điều kiện khiến các loại virus gây bệnh phát sinh và lây lan dịch bệnh nguy hiểm trong thời gian tới. Đặc biệt đáng lo ngại nhất là bệnh dại, bởi ngoài thiệt hại cho vật nuôi, bệnh này còn có khả năng lây sang người, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Việc hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vụ xuân không chỉ nhằm bảo vệ đàn vật nuôi trước nguy cơ dịch bệnh, mà còn góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sinh kế người dân và phát triển ngành chăn nuôi bền vững trong thời gian tới.

Đáng chú ý, tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh triển khai Kế hoạch số 4809/KH-UBND ngày 13/12/2024 của UBND tỉnh về Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Kế hoạch số 3420/KH-SNN-CNTY  ngày 16/12/2024 của Sở Nông nghiệp và Môi trường về Phát triển sản xuất chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2025.

Theo đó, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu, đối với công tác sản xuất chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn cần đảm bảo quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi, nắm chắc tổng đàn gia súc, gia cầm, các đối tượng vật nuôi, diễn biến thị trường, trên cơ sở đó định hướng phát triển các đối tượng nuôi phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu; Phát triển sản xuất chăn nuôi phải phù hợp với quy định của Luật Chăn nuôi, Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2045 theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 và Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương; hỗ trợ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật; Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật phải chủ động, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành; có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở và cả hệ thống chính trị.

Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản: Cần đảm bảo yêu  cầu: phòng bệnh là chính, chống dịch kịp thời, hiệu quả; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Đẩy mạnh tăng cường phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa nắng nóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Nắng nóng kéo dài khiến vật nuôi suy giảm sức đề kháng, dễ phát sinh dịch bệnh nếu không được chăm sóc và phòng dịch đúng cách. Do đó, chủ động tiêm phòng, cải thiện chuồng trại, sẽ giúp đàn vật nuôi phát triển ổn định, từ đó đảm bảo an toàn dịch bệnh cũng như nguồn cung thực phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

 

 

Hoàng An

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline