Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Chủ động kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Đông Xuân

Chủ nhật, 19/01/2025 13:01

TMO - Trong những ngày qua, thời tiết diễn biến bất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại lúa vụ Đông Xuân. Do đó, các địa phương và bà con nông dân tỉnh Phú Yên cần chủ động kiểm tra đồng ruộng và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, không chủ quan, buông lỏng quản lý, làm ảnh hưởng năng suất lúa.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên, vụ Đông Xuân năm 2025, toàn tỉnh Phú Yên gieo sạ hơn 26.600ha lúa. Để đạt hiệu quả sản xuất và hạn chế thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh, ngành Nông nghiệp yêu cầu các địa phương chủ động cân đối nguồn nước, khoanh vùng sản xuất và chỉ đạo tập trung theo từng khu vực. Hiện cây lúa trong giai đoạn mạ - đẻ nhánh nên đang bị các tác nhân gây hại.

Trong đó, chuột gây hại tổng diện tích hơn 311ha, ốc bươu vàng gây hại 50ha, bọ trĩ gây hại 88ha, sâu cuốn lá nhỏ và tuyến trùng rễ gây hại 6ha… Nhìn chung, diện tích bị các tác nhân gây hại tăng so với kỳ trước. Để hoàn thành mục tiêu sản lượng lúa vụ Đông Xuân, ngành chức năng bên cạnh việc tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các khâu kỹ thuật như thời vụ gieo sạ, cơ cấu giống, điều tiết nước, kỹ thuật chăm sóc, thì việc phát hiện và phòng trừ kịp thời, hiệu quả sâu bệnh gây hại đóng vai trò quan trọng. Thời điểm này, lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn mạ - đẻ nhánh, nhưng do ảnh hưởng thời tiết nên rất dễ nhiễm bệnh bọ trĩ, sâu cuốn lá, chuột và ốc bươu vàng gây hại.

Để đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển, các địa phương cần chủ động theo dõi sát sao đồng ruộng và phòng trừ sâu bệnh. Theo chia sẻ của một số người dân trên địa bàn xã Hòa An (huyện Phú Hòa), với diện tích gieo sạ gần 1ha lúa. Qua thăm đồng, người dân đã phát hiện ruộng lúa của gia đình bị chuột cắn phá, ốc bươu vàng gây hại nhẹ.

Theo nhận định của nông dân, nguyên nhân khiến chuột gia tăng có thể do thời tiết, thức ăn đa dạng, việc đưa xuống ruộng nhiều giống lúa, trong đó có giống lúa chất lượng cao như giống gạo thơm cũng thu hút chuột hơn. Để chủ động phòng chống tình trạng chuột phá lúa, người dân tiến hành tìm bắt chuột theo phương pháp thủ công, dùng bao vây quanh ruộng và căng dây thép bẫy chuột.

Ngoài ra, nông dân còn dùng thuốc sinh học để diệt chuột, trị ốc bươu vàng và bệnh bọ trĩ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt. Tình trạng chuột phá lúa cũng diễn ra tại các huyện Tuy An, Tây Hòa, Sông Hinh, TX Đông Hòa, TP Tuy Hòa. Theo nhiều người dân, năm 2024 do không lụt lớn nên chuột sinh sản nhanh ở hầu khắp cánh đồng, cắn phá lúa đang trong giai đoạn phát triển. Tại xã Hòa Tân Đông (TX Đông Hòa), nông dân cho biết, chuột cắn phá nhiều diện tích lúa của người dân.

Thời gian đầu, nông dân có dùng bao ni lông cắm trên ruộng để chuột sợ không vào phá lúa, nhưng sau đó chuột vẫn tràn vào. Nhiều luống lúa giai đoạn đẻ nhánh bị chuột cắn phá dẫn đến đứt gốc, chết cây. Không chỉ chuột, ốc bươu vàng cũng gây hại. Vì vậy, nhiều ngày nay, người dân phải thay phiên nhau ra đồng thăm ruộng, tìm mọi cách diệt chuột, bắt ốc để giảm thiểu thiệt hại năng suất lúa. Còn tại phường Xuân Phú (TX Sông Cầu) người dân cũng đứng ngồi không yên khi nhiều diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại.

(Ảnh minh hoạ: BTN). 

Người dân đã thực hiện nhiều biện pháp theo kinh nghiệm và hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật, nhưng sâu bệnh vẫn chưa giảm nhiều. Người dân lo lắng, nếu không sử dụng thuốc trừ sâu liên tục thì sâu bệnh khó giảm, thậm chí lây lan; còn lạm dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, sản phẩm mất an toàn. Còn tại huyện Tây Hòa, qua theo dõi phát hiện chuột xuất hiện, gây hại rải rác dưới mức nhiễm 250ha và bọ trĩ gây hại 85ha, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn, các xã, thị trấn chủ động theo dõi đồng ruộng để kịp thời xử lý và hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp khắc phục. Đại diện Phòng NN&PTNT huyện Tây Hòa cho biết: Kinh nghiệm qua các năm, nếu không diệt chuột từ đầu vụ thì chuột sinh sản nhanh, cắn phá khi cây lúa vừa ra lá non.

Vì vậy ngay từ đầu vụ, huyện đã chủ động triển khai chiến dịch diệt chuột; hướng dẫn nông dân tận dụng tối đa nguồn phân hữu cơ tại chỗ để bón ruộng, cải tạo độ phì nhiêu của đất. Khi thấy bệnh phát sinh, nông dân cần giữ nước trong ruộng, khoanh vùng những ruộng có tỉ lệ bệnh cao; huy động lực lượng phun trừ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng loại, đúng cách, đúng lượng) bằng các loại thuốc đặc hiệu trừ bệnh. Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên cho rằng: Tình trạng sâu bệnh phát tán trên lúa Đông Xuân như hiện nay, ngoài những nguyên nhân khách quan thì công tác quản lý đồng ruộng ở nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện tốt.

Việc phòng trừ dịch bệnh không kịp thời và nhất là việc sử dụng phân bón hóa học không tuân thủ hướng dẫn, dùng quá đạm khiến cây xanh tốt và mỏng lá, sức chống đỡ kém… sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt lúa. Để quản lý tốt dịch bệnh, Chi cục đã ban hành công văn hướng dẫn các địa phương chăm sóc và phòng chống sinh vật gây hại cây trồng.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cũng khuyến cáo, khi phun thuốc trừ sâu bệnh, nông dân không nên pha trộn với các loại phân bón lá nhằm hạn chế bệnh bộc phát. Khi sử dụng thuốc hóa học, nông dân nên phun luân phiên các loại thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn như: Beam 75 WP, Filia 525 SE, Flash 75 WP… tránh sử dụng liên tục một loại thuốc sẽ làm cho bệnh kháng thuốc. Để nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, các địa phương cần thông tin kịp thời về tình hình sinh vật gây hại tại khu vực cụ thể để nông dân biết, có biện pháp phòng trừ.

Trong những trường hợp cần thiết, các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động trích ngân sách dự phòng để hỗ trợ vật tư, phương tiện giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh, tránh lây lan bùng phát trên diện rộng.

Trước đó, năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương đã triển khai sản xuất các vụ lúa, cây trồng theo đúng khung lịch thời vụ, giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh và nắng hạn. Kết quả, tổng diện tích lúa gieo trồng của tỉnh hơn 55.000ha, năng suất đạt 71,8 tạ/ha, sản lượng 395.284 tấn; trong đó, vụ Đông Xuân 2023-2024 gieo sạ hơn 26.630ha, năng suất 77,1 tạ/ha, tăng 4% so với năm 2023 và vụ Hè Thu 2024 gieo sạ hơn 24.740ha, năng suất 71,54 tạ/ha, tăng 2,1% so với năm 2023.

Trong thời gian tới để đạt được năng suất lúa cao, Sở NN&PTNT Phú Yên tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong tỉnh chủ động lập phương án phòng chống sâu bệnh hại lúa, đồng thời hạn chế tác động của thời tiết bất thuận đối với sản xuất trồng trọt; tập trung nạo vét các kênh mương, bờ vùng, bờ thửa; gia cố các bờ đập, tiến hành kiểm tra sửa chữa, tu bổ công trình. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết từng xứ đồng, chủ động cân đối nguồn nước tưới và áp dụng các biện pháp thâm canh cao để phòng chống sâu hại, tăng hiệu quả sản xuất.

 

Minh Quân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline