Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Chính phủ Đức thông qua chiến lược về sản xuất hydro xanh

Thứ năm, 27/07/2023 07:07

TMO - Theo Chính phủ Đức, chỉ có hydro được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (green hydrogen) là bền vững trong thời gian dài. Vì vậy, quốc gia này đã thông qua chiến lược sản xuất hydro xanh.  

Quốc gia này đã thông qua chiến lược hydro cập nhật, bao gồm các hướng dẫn cho quá trình sản xuất hydro và kế hoạch cơ sở hạ tầng giao thông, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đặt mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2045. Trong chiến lược mới, Chính phủ Đức đã nâng mục tiêu tổng công suất điện phân vào năm 2030 lên ít nhất 10 gigawatt (GW) so với mức 5 GW trước đây.

Chiến lược cập nhật cho thấy nhu cầu hydro của Đức ở mức 95 đến 130 terawatt giờ (TWH) vào năm 2030, trong đó khoảng 50-70% sẽ là nguồn nhập khẩu. Theo Chính phủ Đức, chỉ có hydro được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (green hydrogen) là bền vững trong thời gian dài. Do đó, nhiệm vụ của Chính phủ là sử dụng green hydrogen để hỗ trợ thị trường hydro tăng trưởng nhanh và tạo ra các chuỗi giá trị phù hợp.

Chính phủ Đức thông qua chiến lược về sản xuất hydro xanh. 

Thị trường hydro ở châu Âu sẽ phát triển trong vòng 10 năm tới và tiến tới trung hòa carbon. Vì vậy, Đức cần tích hợp chặt chẽ vào cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng châu Âu, tính đến việc sử dụng hydro sản xuất từ khí thiên nhiên (blue hydrogen) kết hợp thu gom, lưu trữ CO2 để phục vụ thị trường.

Về nền kinh tế hydro, chiến lược khẳng định để chuyển đổi sang nền kinh tế hydro cần phát triển nguồn nhiên liệu hydro quy mô lớn. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của chiến lược là gia tăng nhanh chóng sản xuất hydro phục vụ cho các lĩnh vực có triển vọng cao nhất về lợi nhuận trong tương lai. Về sản xuất, nhập khẩu hydro, để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai, bên cạnh việc sản xuất hydro trong nước, Đức sẽ nhập khẩu hydro chủ yếu từ các nước có tiềm năng sản xuất hydro xanh giá rẻ trong Liên minh châu Âu.

 

 

P. Hoa

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline