Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 15:11
Thứ hai, 16/05/2022 21:05
TMO - Các chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nam Cực Argentina (IAA) cho rằng, loài chim cánh cụt hoàng đế tại Nam Cực có thể tuyệt chủng hoàn toàn trong vòng 30 - 40 năm nữa khi nền băng mất đi sự ổn định.
Theo các chuyên gia tại Viện Nam Cực Argentina, chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực dựa vào băng để hoàn thành vòng đời của mình. Vì thế, khi nền băng mất đi sự ổn định, những con chim cánh cụt đang trưởng thành có thể không mọc được lông, vì vậy chúng không thể hoạt động trên biển. Bên cạnh đó, các mặt băng vỡ ra khi nhiệt độ tăng lên có thể làm chúng mất nơi cư trú.
Biến đổi khí hậu nhất là tình trạng băng tan sẽ khiến loài chim cánh cụt hoàng đế tại Nam Cực tuyệt chủng sau 30 năm nữa
Các dự báo về khí hậu hiện nay cho thấy khu vực sinh tồn của loài chim cánh cụt hoàng đế nằm giữa vĩ độ 60 - 70, có nguy cơ cao sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới. Bên cạnh đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới cũng đã cảnh báo về nhiệt độ khắc nghiệt hơn, những trận mưa bất thường và trượt băng ở Nam Cực vào đầu tháng 4 vừa qua.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới và là một trong hai loài chim cánh cụt đặc hữu của Nam Cực, sinh con vào mùa Đông. Biển phải đóng băng cứng từ tháng 4 cho đến tháng 12 để làm tổ cho cánh cụt non.
Không chỉ đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu, du lịch và đánh bắt cá gia tăng ở Nam Cực cũng đẩy tương lai của chim cánh cụt hoàng đế đứng trước những rủi ro, do nguồn thức ăn cho chim cánh cụt và các loại khác bị ảnh hưởng.
Hồng Phượng
Bình luận