Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 19:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Chiều cuối năm

Thứ sáu, 09/02/2024 08:02

TMO - Cũng là một buổi chiều như ngàn vạn buổi chiều khác, nhưng trong lòng mỗi người, chiều cuối năm không giống bất cứ buổi chiều nào trong năm. Đó có thể xem là buổi chiều chuẩn bị cho thời khắc chuyển giao giữ năm cũ và năm mới (tính theo lịch âm).

Chiều cuối năm, có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng có những cảm giác thật đặc biệt. Cảm giác vui xen lẫn man mác buồn. Vui vì chuẩn bị đón một năm mới với nhiều hy vọng, vui vì được sum vầy cùng người thân, gia đình quây quần trong mâm cơm ấm cúng và man mác buồn vì tiếc nuối một thứ gì đó đã qua mà không thể lấy lại.

Chiều cuối năm, thời gian như chậm lại. Những hối hả, tất bật đời thường tạm nhường chỗ cho không khí ấm áp, sum vầy cùng người thân trong gia đình. Trong tâm khảm của mỗi người, bữa cơm chiều cuối năm luôn vô cùng đặc biệt, không chỉ là một bữa ăn như thường ngày, mà đó là dịp để mọi người trong nhà đoàn tụ sau những tháng ngày bôn ba với cuộc sống, cùng nhau sửa soạn bữa cơm trong sự vui vẻ và ấm cúng. Ngồi trong căn bếp nhỏ, mùi bánh chưng thơm nức và nóng hổi, chị em chuyện trò, hỏi han nhau ríu rít, ánh mắt cha mẹ hiền từ nhìn các con đã khôn lớn trưởng thành...

(Ảnh minh họa. Nguồn: HK)

Bữa ăn chiều cuối năm không chỉ là dịp để gia đình bên nhau mà còn thành kính mời ông bà tổ tiên, những người đã khuất cùng về ăn tết với con cháu. Thế nên bữa ăn cuối năm dù giản dị hay đạm bạc tùy từng gia đình nhưng là thời điểm gắn kết mọi người nhất, cùng nhau ôn lại chuyện cũ, bàn tính chuyện năm mới ra sao trong niềm hân hoan và đầy tin tưởng. Khi đã cháy hết ba tuần hương, cha cẩn trọng bưng mâm cỗ từ ban thờ xuống, cả nhà lại sum vầy đầy đủ bên mâm cơm ấm áp. Bao nhiêu vụn vặt lo toan thường ngày tan biến, nhường chỗ cho những niềm vui, những câu chuyện tâm tình và cả giọt nước mắt cảm động trong sự yêu thương.

Những người con đi xa cả năm trời, nay trở về bên cha mẹ, bưng bát cơm ăn, thấy lòng bình yên kì lạ, mới thấy hạnh phúc từ gia đình thật giản dị nhưng lại ngọt ngào và chân thành. Mới thấy vòng tay yêu thương của những người thân luôn rộng mở và thoái mái nhất để ta trở về sau mỗi chuyến đi của cuộc đời. Bên mâm cơm đầm ấm và rôm rả, dẫu ngoài trời có lạnh thấu xương hay mưa phùn thấm đất, vẫn không thể nào thổi tắt ngọn lửa ấm áp của gia đình. Vì thế, ngày cuối năm, ai không về nhà được thì buồn và quay quắt lắm. Cho dù ở xứ người có đủ đầy thì vẫn cảm thấy cô đơn lạc lõng.

Vẫn biết rằng khi lớn lên đủ lông đủ cánh, đàn chim sẽ bay đi khắp bốn phương để kiếm sống, để thỏa sức vùng vẫy trong bầu trời mênh mông, nhưng cánh chim nào rồi cũng mỏi, cũng gặp những trận cuồng phong bão táp, và lúc nào cũng nhớ mình đang xa chốn quê, đang xa vòng tay cha mẹ. Lại nhanh chóng hối hả bay về tìm chỗ nương náu bình yên nhất nơi mình đã sinh ra. Đó chính là mái ấm gia đình.

Cuối năm, là dịp mọi người tìm về tổ ấm để đoàn tụ, cùng nhau ăn bữa cơm để tiễn biệt năm cũ, đón chào năm mới. Nhưng đôi khi, guồng quay hối hả đã vô tình khiến chúng ta quên mất giây phút thanh bình và yên ấm bên bữa cơm gia đình. Nhịp sống vội vã nên có khi trở về thì bát cơm đã nguội còn đâu... Có câu nói rằng tận cùng của đường về nhà chính là khai mở cho ta con đường để đi ra cuộc đời mà không lầm lạc. Đừng bao giờ quên ngọn khói lam chiều vương vất trên mái nhà, đừng bao giờ quên mùi thơm của nồi cơm đang sôi trên bếp lửa bập bùng trong bữa cơm chiều cuối năm.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline