Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Các đồn điền chè ở Châu Phi sẽ cải thiện khả năng phục hồi nhờ dự đoán khí hậu

Thứ hai, 08/11/2021 14:11

Thiennhienmoitruong - Các đợt sương giá kèm nhiệt độ ban ngày cao cộng thêm các đợt khô hạn kéo dài đã làm giảm năng suất chè của Kenya và Malawi trong những năm gần đây khi mà sản phẩm chè của hai quốc gia này chiếm 4 và 7% GDP.

Theo nhóm nghiên cứu, cây chè đặc biệt nhạy cảm với khí hậu và nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì sản lượng chè ở Kenya và Malawi sẽ giảm vào thập niên 2050 và giảm đáng kể vào thập niên 2080. Làm việc với các nhà sản xuất ở cả hai quốc gia (Kenya và Malawi), nhóm nghiên cứu do Đại học Leeds dẫn đầu đã đánh giá các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và chất lượng chè tại 9 đồn điền.

Một đồi chè ở Kenya

Vận dụng kiến ​​thức của người sản xuất về sự phản ứng khác nhau của cây chè ở mỗi đồn điềntrước các điều kiện khí hậu nhất định, nhóm nghiên cứu có thể đánh giá những điều kiện thời tiết đó được dự đoán sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai đối với từng địa điểm. Điều này sẽ cung cấp cho người sản xuất chè những thông tin mới, hướng dẫn cách tốt nhất để thích nghi với khí hậu trong tương lai bằng cả các biện pháp can thiệp có mục tiêu và các chương trình nhân giống cây trồng.

Tác giả nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu cho thấy tất cả 9 đồn điền chè sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể những ngày có sóng nhiệt nhưng số lượng đêm lạnh lại giảm đáng kể vào thập kỷ 2050. Tuy nhiên, tác động sẽ khác nhau đáng kể giữa các vị trí. Chúng ta cần hành động nhanh chóng và thường xuyên xem xét các quyết định về phản ứng tốt nhất trong từng khu vực - đặc biệt là vì bụi chè có vòng đời khoảng 100 năm”.

Nghiên cứu đã sử dụng mô hình cho phép đối lưu có độ phân giải rất cao của khí hậu Trái đất, CP4-Africa - mô hình đầu tiên dành cho châu Phi - được phát triển bởi Cơ quan khí tượng quốc gia Vương quốc Anh (Met Office). Thiết bị mô phỏng khí hậu này thu thập các quá trình quy mô nhỏ trong khí quyển - bao gồm các dòng không khí có liên quan đến nhiều hiện tượng thời tiết gây hại, đặc biệt là ở các vùng núi nơi trồng chè.

 

Gia Kiệt

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline