Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/07/2025 07:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Thứ bảy, 19/07/2025

Cháy rừng ở Canada phát thải hơn 1 tỷ tấn khí nhà kính

Thứ hai, 31/07/2023 07:07

TMO - Tính đến tháng 7/2023, các đám cháy rừng dữ dội hơn do biến đổi khí hậu, hoành hành khắp Canada và lập kỷ lục thải hơn một tỷ tấn CO2. 

Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Sinh thái Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), khí nhà kính như CO2, methane, nitơ oxit sinh ra từ những vụ cháy rừng ở Canada gây ra tác động không thể phớt lờ đến sự ấm lên toàn cầu. Các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình khoa học với dữ liệu viễn thám để nghiên cứu và phân tích khí nhà kính từ những khu rừng bị cháy. Công nghệ viễn thám hiện là một cách hiệu quả để ước tính lượng khí thải carbon từ các vụ cháy rừng quy mô lớn.

Cháy rừng Canada phát thải lượng khí nhà kính lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường. 

Hiệu ứng nhà kính do lượng methane và nitơ oxit từ cháy rừng Canada tạo ra tương đương 110 triệu tấn CO2. Trong khi đó, chỉ riêng lượng CO2 từ sự kiện này đã là một tỷ tấn. Tổng cộng, có hơn 1,1 tỷ tấn khí thải CO2 sinh ra từ các vụ cháy rừng cho đến nay, gấp đôi tổng mức phát thải CO2 liên quan đến năng lượng ở Canada năm 2021.

Theo Trung tâm Chữa cháy rừng Liên ngành Canada (CIFFC), tính đến ngày 27/7, lính cứu hỏa đã chiến đấu với 4.818 vụ cháy và tổng diện tích bị cháy vượt quá 12,2 triệu ha. Các chất gây ô nhiễm không khí như bụi mịn PM2.5, PM10, aerosol và muội than từ cháy rừng Canada không đứng yên một chỗ. Trong đó, sự di chuyển của các chất ô nhiễm từng dẫn đến tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất ở thành phố New York kể từ năm 1960, vượt tiêu chuẩn về chỉ số chất lượng không khí của Chicago 5,6 lần vào ngày 27/6. 

Vào tháng 5, khi bắt đầu mùa cháy rừng ở Canada, tỉnh Alberta ở miền Tây đất nước là trung tâm của sự chú ý với những đám cháy rừng chưa từng có trước đây. Vài tuần sau là Nova Scotia, một tỉnh ở Đại Tây Dương với khí hậu ôn hòa, tiếp theo là tỉnh Quebec, nơi những đám cháy rừng lớn tạo ra những cột khói thậm chí bao trùm một phần nước Mỹ.

Kể từ đầu tháng 7, tình hình đã trở nên nghiêm trọng ở tỉnh British Columbia, với hơn 250 trận cháy rừng bắt đầu bùng phát chỉ trong ba ngày vào tuần trước, chủ yếu là do sét đánh. Phần lớn Canada đang bị hạn hán nghiêm trọng, với lượng mưa dưới mức trung bình trong nhiều tháng và nhiệt độ cao. Các nhà khoa học cho biết, quốc gia này đang nóng lên nhanh hơn so với phần còn lại của hành tinh do vị trí địa lý của nó và đã phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan với cường độ và tần suất gia tăng do biến đổi khí hậu. 

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline