Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Châu Phi lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

Thứ năm, 22/08/2024 07:08

TMO - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết, Cộng hòa Dân chủ Congo và các quốc gia châu Phi khác có thể bắt đầu tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ trong vài ngày tới. 

Cơ quan y tế công cộng hàng đầu của châu Phi đã làm việc với các quốc gia đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ về các chiến lược hậu cần và truyền thông để triển khai các liều vắc xin dự kiến sẽ đến sau các cam kết của Liên minh châu Âu, nhà sản xuất vắc xin Bavarian Nordic (Đan Mạch), Mỹ và Nhật Bản.

Tổng giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nhấn mạnh, cần đảm bảo rằng chuỗi cung ứng, hậu cần đã sẵn sàng để đảm bảo vắc xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ được lưu trữ tốt và có thể triển khai tiêm an toàn. Nghiên cứu về hiệu quả của các loại vắc xin khác nhau sẽ tiếp tục được tiến hành ở châu Phi trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm phòng, để các quốc gia hiểu rõ hơn về loại vắc xin nào phù hợp với bối cảnh của họ. 

Các quốc gia châu Phi ghi nhận hơn 1.400 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc bệnh tại 12 quốc gia có dịch thuộc châu lục này lên gần 19.000 ca kể từ đầu năm 2024. Các ca mắc bệnh đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái và ông Kaseya cho biết vẫn còn quá sớm để nói rằng các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên lục địa này đang được cải thiện. Ông Kaseya nhấn mạnh các quốc gia châu Phi mong muốn được hỗ trợ về các biện pháp đối phó y tế, để tăng tỷ lệ xét nghiệm cũng như tiếp cận vắc xin.

(Ảnh minh họa). 

Trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ đang có chiều hướng diễn biến khó lường, thêm nhiều quốc gia đã thắt chặt biện pháp kiểm soát và ứng phó với dịch bệnh. Kenya và Uganda đang tăng cường quy trình sàng lọc tại biên giới. Lực lượng y tế được đặt trong tình trạng cảnh giác cao, chuẩn bị sẵn sàng giường bệnh và thuốc men.

Bộ Y tế Argentina đã kích hoạt tình trạng khẩn cấp về đậu mùa khỉ khi một thủy thủ trên tàu vận tải Ina-Lotte mang cờ Liberia đến từ Brazil có triệu chứng lâm sàng của bệnh. Argentina sẽ ưu tiên các hoạt động giám sát dịch tễ học để phát hiện, chẩn đoán sớm, chăm sóc đầy đủ cho các bệnh nhân, đồng thời thực hiện các biện pháp cách ly cũng như truy vết tiếp xúc đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm. Các biện pháp giám sát theo quy định quốc tế cũng được tăng cường tại các cửa khẩu cả trên đất liền, hải cảng và sân bay.

Bộ Y tế Indonesia ngày 20/8 thông báo đã thành lập mạng lưới 12 trung tâm xét nghiệm trên toàn quốc để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh. Sáng kiến này nhằm tăng cường khả năng phản ứng của hệ thống y tế toàn quốc. Hầu hết các cơ sở này đều được cung cấp thuốc thử xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện và điều trị nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bộ cũng khuyến cáo người dân cần đến các trung tâm y tế ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng như phát ban, tổn thương, sốt, sưng hạch, nhức đầu, mệt mỏi hoặc đau cơ. Đến nay, Indonesia đã xác nhận 54 trường hợp mắc mpox.

Cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết nước này đã bắt đầu yêu cầu những người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đến từ 8 quốc gia châu Phi phải báo cáo cho cơ quan chức năng, đồng thời xếp lại bệnh đậu mùa khỉ vào danh sách các bệnh truyền nhiễm cần kiểm soát tại biên giới.

Theo quy định mới, những người đến từ 8 quốc gia gồm Rwanda, Burundi, Uganda, Ethiopia, Cộng hòa Trung Phi, Kenya, Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo sẽ phải báo cáo cho cơ quan chức năng Hàn Quốc nếu họ có các triệu chứng liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ như sốt, đau cơ và sưng hạch bạch huyết. KDCA cũng sẽ cử cán bộ y tế tới các cửa đến của các chuyến bay trực tiếp từ Ethiopia và thực hiện các biện pháp giám sát bổ sung như kiểm tra nước thải từ máy bay. Theo KDCA, tính đến ngày 9/8, Hàn Quốc đã ghi nhận 10 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trong năm nay, giảm so với 151 ca vào năm 2023.../. 

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline