Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 10:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Châu Âu triển khai đồng bộ giải pháp giảm rác thải bao bì

Thứ năm, 07/03/2024 07:03

TMO - Nghị viện châu Âu (EP), các quốc gia thành viên và Ủy ban châu Âu (EC) đã đạt thỏa thuận nhằm giảm lượng rác bao bì tại châu Âu.

Thỏa thuận đặt ra một số mục tiêu, trong đó có mục tiêu giảm theo trọng lượng sản xuất rác bao bì bất kể vật liệu (nhựa, gỗ, kim loại sắt, nhôm, thủy tinh, giấy và bìa carton): Giảm 5% đến năm 2030, 10% đến năm 2035 và 15% đến năm 2040 so với năm 2018. Đến năm 2030, tất cả các bao bì trong Liên minh châu Âu (EU) phải tái chế được, ngoại trừ một số trường hợp. Trong các quán càphê và nhà hàng, tất cả nhựa sử dụng một lần cho bán lẻ sẽ bị cấm nhưng bao bì bằng giấy hoặc bìa cứng vẫn được phép.

Do đó, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sẽ không bắt buộc phải sử dụng hộp đựng có thể tái sử dụng thay vì vô số bao bì dùng một lần, nhưng ít nhất họ sẽ phải cho phép người tiêu dùng mang theo hộp đựng của riêng mình nếu họ muốn mang bữa ăn đi. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực khách sạn được hưởng lợi từ một số miễn trừ nhất định.

Từ ngày 1/1/2030, sẽ chấm dứt sử dụng các bao bì nhựa sử dụng một lần cho trái cây và rau củ, thực phẩm và đồ uống, gia vị, sốt, đường trong ngành ăn uống; cho các sản phẩm mỹ phẩm nhỏ và dùng trong ngành lưu trú (ví dụ, chai dầu gội hoặc dưỡng thể); và cho các túi nhựa rất nhẹ (dưới 15 micron, như những túi mà khách hàng nhận được tại các chợ hoặc cửa hàng tạp hóa).

Ảnh minh họa. 

Để tránh bao bì quá khổ, các quy định mới đặt ra tỷ lệ khoảng trống tối đa là 50% trong bao bì đóng gói, vận chuyển và thương mại điện tử, đồng thời yêu cầu nhà sản xuất và nhà nhập khẩu giảm thiểu trọng lượng và khối lượng của bao bì. Đến năm 2029, các quốc gia thành viên phải đảm bảo thu gom riêng biệt ít nhất 90%/ năm của các bao bì này. Để làm điều này, họ phải áp dụng một hệ thống tiền đề, trừ khi trước đó họ đã thiết lập một hệ thống cho phép đạt được mục tiêu bằng các cách khác.

Thỏa thuận cấm hộp nhựa sử dụng một lần sẽ cần được Quốc hội châu Âu và quốc hội 27 nước thành viên EU thông qua trước khi chính thức có hiệu lực. Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), năm 2021, châu Âu đã sản xuất 84 triệu tấn bao bì, tương đương 188,7 kg rác thải trên mỗi người dân. Nếu không có giải pháp, lượng rác thải này có thể tăng lên khoảng 209kg vào năm 2030.

 

 

Hà Thu 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline