Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Châu Âu trải qua mùa đông nóng thứ hai trong lịch sử

Thứ sáu, 10/03/2023 07:03

TMO - Các nhà khoa học thuộc Liên minh châu Âu cho biết châu lục này vừa trải qua mùa đông nóng thứ hai trong lịch sử, trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng.

Theo dữ liệu do Dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) công bố, nhiệt độ trung bình ở châu Âu từ tháng 12/2022 đến tháng 2/2023 cao hơn 1,4 độ C so với mức trung bình của mùa đông phương Bắc giai đoạn 1991-2020. Khoảng thời gian 3 tháng này được xếp vào mùa đông nóng thứ hai tại châu Âu, chỉ vượt qua mùa đông 2019-2020.

Châu Âu đã trải qua một đợt nắng nóng khắc nghiệt trong mùa đông vào cuối tháng 12 năm ngoái và đầu tháng 1 năm nay, với nhiệt độ cao kỷ lục tại các quốc gia từ Pháp đến Hungary, buộc các khu trượt tuyết phải đóng cửa vì thiếu tuyết.

Tuyết tan chảy tại một trung tâm trượt tuyết ở Bjelasnica, gần Sarajevo, Bosnia và Herzegovina.  

Ủy ban châu Âu cho biết, ngày 2/1, hàng trăm kỷ lục nhiệt độ đã bị phá vỡ trên khắp lục địa, trong đó có thị trấn Altdorf của Thụy Sĩ đạt 19,2 độ C, vượt qua kỷ lục trước đó từ năm 1864. Theo C3S, nhiệt độ rất cao ở Đông Âu và phía Bắc các nước Bắc Âu. Trong khi nhiệt độ chung ở châu Âu cao hơn mức bình thường, một số khu vực lại ghi nhận nhiệt độ dưới mức trung bình, bao gồm một số vùng của Nga và Greenland.

Các nhà khoa học cho biết mùa đông ở châu Âu đang trở nên nóng hơn do nhiệt độ toàn cầu tăng lên, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu bởi con người gây ra. Nhiệt độ tăng cao gây rủi ro cho động vật hoang dã và nông nghiệp. Nhiệt độ mùa đông tăng đột biến có thể khiến thực vật bắt đầu phát triển hoặc khiến động vật dừng ngủ đông sớm, khiến chúng dễ bị chết bởi những đợt lạnh sau đó.

Các nhà khoa học tại khu vực này cho biết, biến đổi khí hậu khiến thực vật và động vật đang phải di chuyển đến các địa điểm mới để duy trì nhiệt độ lý tưởng. Đối với các loài có quần thể nhỏ hoặc phạm vi hạn chế, điều này có thể dễ dàng đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng. C3S đã chỉ ra các vấn đề cực đoan khác liên quan đến khí hậu, bao gồm băng biển ở Nam Cực, tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử 45 năm qua theo dữ liệu vệ tinh.

 

 

PV 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline