Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 14:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ bảy, 22/02/2025

Châu Âu: Nắng nóng cực đoan khiến hơn 175.000 người thiệt mạng mỗi năm

Chủ nhật, 04/08/2024 07:08

TMO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mỗi năm nắng nóng cực đoan khiến hơn 175.000 người tử vong tại châu Âu. 

Theo WHO, trong số khoảng 489.000 ca tử vong liên quan đến nắng nóng mà WHO ghi nhận mỗi năm từ năm 2000 đến 2019, khu vực châu Âu chiếm 36%, tương đương mức trung bình 176.040 ca tử vong. WHO nhấn mạnh nhiệt độ trong khu vực này đang tăng nhanh gấp 2 lần so với mức trung bình trên toàn cầu.

Số ca tử vong liên quan đến nắng nóng trong khu vực châu Âu đã tăng 30% trong 2 thập niên qua. Khu vực châu Âu của WHO gồm 53 nước, trong đó có một số nước Trung Á. Nhiệt độ cực đoan làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính, gồm tim mạch, hô hấp và bệnh mạch máu não, sức khỏe tâm thần và các bệnh liên quan đến tiểu đường.

(Ảnh minh họa). 

WHO cho biết sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể con người không còn có khả năng duy trì nhiệt độ thích hợp, nguyên nhân hàng đầu của các ca tử vong liên quan đến khí hậu trong khu vực châu Âu. WHO dự báo số ca tử vong liên quan đến nắng nóng dự kiến tăng vọt trong những năm tới do tình trạng ấm lên toàn cầu. khu vực châu Âu đã trải qua 3 năm nóng nhất trong lịch sử kể từ năm 2020 và 10 năm nóng nhất kể từ năm 2007.

WHO cho rằng chính phủ các nước cần hành động hơn nữa để giảm thiểu các cú sốc nhiệt đối với những người dễ bị tổn thương. Để ứng phó với các đợt nắng nóng, WHO đưa ra hàng loạt hướng dẫn. Đầu tiên là tránh xa cái nóng: Tránh ra ngoài và thực hiện các hoạt động gắng sức khi mặt trời nóng nhất. Ở trong bóng râm và không để trẻ em hoặc động vật trong xe đang đỗ. Nếu cần thiết và có thể, hãy dành 2 đến 3 giờ ở nơi mát mẻ, như siêu thị hoặc rạp chiếu phim.

Tiếp đó là cố gắng giữ cho nhà cửa luôn mát mẻ: Sử dụng không khí ban đêm để làm mát ngôi nhà. Giảm tải nhiệt bên trong nhà hoặc phòng khách sạn vào ban ngày bằng cách sử dụng rèm hoặc cửa chớp, mở chúng vào ban đêm để thông gió cho ngôi nhà của bạn.

Ngoài ra, giữ cơ thể mát mẻ và đủ nước: Mặc quần áo nhẹ và rộng rãi, khăn trải giường mỏng, tắm nước mát và uống nước thường xuyên, tránh đồ uống có đường, có cồn hoặc có chứa caffein vì chúng sẽ gây mất nước cho cơ thể. Đồng thời, chăm sóc bản thân và những người khác qua việc quan tâm người thân trong gia đình, bạn bè và hàng xóm, đặc biệt là người cao tuổi, nhất là khi họ ở một mình.

 

 

Đức Kiên 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline