Hotline: 0941068156

Thứ ba, 06/05/2025 08:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ ba, 06/05/2025

Châu Âu lên kế hoạch đảm bảo năng lượng cho mùa đông

Chủ nhật, 31/07/2022 21:07

TMO - Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã nhất trí cắt giảm 15% tiêu thụ khí đốt ngay từ ngày 1/8 nhằm tích lũy tối đa khí đốt cho mùa đông năm nay.

Theo đó, mục đích của việc giảm tiêu thụ khí đốt là nhằm tiết kiệm cho mùa đông sắp tới trong trường hợp nguồn cung từ Nga bị gián đoạn. Theo thỏa thuận, các nước sẽ cắt giảm tiêu thụ trong khoảng thời gian từ tháng 8-2022 đến tháng 3-2023. Kế hoạch này có thể giúp EU tiết kiệm 45 tỷ m3 khí đốt. Ban đầu kế hoạch sẽ là tự nguyện đối với các nước EU, nhưng nếu không đạt được mục tiêu, nó có thể trở thành yêu cầu bắt buộc.

Hệ thống lưu trữ khí đốt Ảnh: Reuters 

Nhằm đảm bảo hạn chế mức tiêu thụ khí đốt, ổn định sản xuất của các doanh nghiệp từ tháng 10 tới đây hóa đơn khí đốt hằng năm của mỗi gia đình tại Đức có thể sẽ tăng thêm khoảng 1.000 Euro khi Chính phủ quyết định áp mức thuế mới với khí đốt.

Nhiều nước châu Âu khác cũng có các động thái tương tự. Tại Latvia, ngay từ tháng này, mức thuế khí đốt với các hộ gia đình dự kiến tăng từ 65% đến gần 90%, tùy thuộc vào mức tiêu thụ. Pháp cũng dự kiến nới rộng trần giá khí đốt và điện, một trong các biện pháp khẩn cấp nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ nước này. 

Thụy Sỹ không có kho dự trữ khí đốt trong nước và hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Trước diễn biến phức tạp của tình hình, Chính phủ Thụy Sỹ và ngành công nghiệp khí đốt nước này đã phối hợp triển khai các biện pháp tăng cường nguồn cung khí đốt cho mùa đông tới bằng cách đảm bảo lượng khí đốt dự trữ tại các nước láng giềng và tìm kiếm nguồn cung bổ sung. Quốc gia này đã lập Nhóm phản ứng nhanh về nguồn cung khí đốt cho mùa đông 2022/2023.  

Các nước EU cũng tiếp cận các nhà cung cấp dầu, khí đốt khác như Anh, Mỹ. Ngoài đa dạng hóa nguồn cung, EU cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh bằng việc tăng cường đầu tư vào năng lượng tái chế.

 

 

Thu Thảo 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline