Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 00:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Châu Âu đề xuất sử dụng vệ tinh để thu thập dữ liệu rừng

Thứ tư, 06/12/2023 07:12

TMO - Ủy ban Châu Âu (EC) vừa đề xuất một hệ thống giám sát rừng, trong đó sử dụng vệ tinh để theo dõi các mối đe dọa như cháy rừng do biến đổi khí hậu và khai thác gỗ bất hợp pháp. 

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại ngày càng lớn cho các khu rừng ở châu Âu, khi nhiệt độ cực cao và hạn hán làm tăng nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng. Dữ liệu của EU cho thấy gần 900.000ha đất rừng của Liên minh châu Âu - gần bằng diện tích của đảo Corse của Pháp, đã bị đốt cháy trong các vụ cháy rừng vào năm ngoái.

Sự suy thoái rừng ở châu Âu gây ra nhiều hậu quả tiêu cực vì khả năng lưu trữ CO2 của những khu rừng này là điều cần thiết để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và bảo vệ các khu vực xung quanh khỏi lũ lụt. Thực tế, các mối nguy hiểm tự nhiên và hoạt động không bền vững của con người đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu, nơi có vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và hỗ trợ các khu vực nông thôn và nền kinh tế.

Ủy ban Châu Âu đề xuất một hệ thống giám sát rừng, trong đó sử dụng vệ tinh để theo dõi các mối đe dọa như cháy rừng.  

Trước thực trạng trên, EC đề xuất đạo luật cho phép Brussels (Bỉ) thu thập dữ liệu rừng từ các vệ tinh Copernicus Sentinel của Liên minh châu Âu (EU). Các quốc gia thành viên EU cũng sẽ có nghĩa vụ thu thập các số liệu thực tế, bao gồm diện tích rừng có thể khai thác, số lượng cây và vị trí của các khu rừng nguyên sinh. Ngoài ra, hệ thống dữ liệu mới cũng sẽ giúp theo dõi các rủi ro khác, như khai thác gỗ bất hợp pháp, xuyên biên giới giữa các quốc gia.

Theo dự luật, hệ thống giám sát mới sẽ cho phép thu thập và chia sẻ dữ liệu rừng tương đương thu được thông qua công nghệ Quan sát trái đất và đo đạc trên mặt đất. Nó nhằm mục đích giúp làm cho rừng có khả năng chống chịu tốt hơn trước các mối nguy môi trường ngày càng tăng; tăng cường khả năng của rừng để cung cấp không khí sạch hơn cũng như hỗ trợ quy hoạch rừng; đồng thời bảo đảm sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên để thiết lập các kế hoạch lâm nghiệp dài hạn.

Do tác động của nhiệt độ ngày càng tăng đối với một số loài nhất định, giá trị đất rừng được dự đoán sẽ giảm 27% vào cuối thế kỷ này. Đề xuất giám sát rừng là kết quả quan trọng của Chiến lược Lâm nghiệp 2030 của EU và Thỏa thuận Xanh châu Âu.

 

Minh Vân 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline