Hotline: 0941068156

Thứ hai, 07/07/2025 23:07

Tin nóng

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ hai, 07/07/2025

Châu Âu: Chỉ 37% diện tích nước mặt đảm bảo an toàn

Thứ ba, 05/11/2024 06:11

TMO - Theo cảnh báo của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), ô nhiễm, suy thoái môi trường sống, biến đổi khí hậu và sử dụng quá mức các nguồn nước ngọt đang gây sức ép lên châu Âu, trong đó, chỉ có 37% (tương đương 1/3 diện tích) nước mặt tại đây ở mức tốt.

Tình trạng nước tốt có nghĩa là nước không bị ô nhiễm quá mức từ những chất dinh dưỡng hóa học và các chất độc hại như PFAS và vi nhựa. Nước mặt hiện nay đang bị đe dọa bởi ô nhiễm không khí, chẳng hạn như đốt than và khí thải ô tô, cũng như tác động từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nơi chất thải xả ra làm ô nhiễm đất.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành EEA Leena Yla-Mononen cho biết, các vùng nước của châu Âu đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Đồng thời Giám đốc điều hành EEA Leena Yla-Mononen còn nêu bật những rủi ro đối với an ninh nước của châu Âu. Biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường sống, sử dụng nước ngọt quá mức và ô nhiễm là những mối đe dọa chính.

"Tình hình của các vùng nước ở châu Âu không tốt. Các vùng nước của chúng ta đang phải đối mặt với một loạt thách thức chưa từng có đe dọa an ninh nước của châu Âu" - bà Yla-Mononen cho biết trong một tuyên bố.

(Ảnh minh hoạ: Internet). 

Theo báo cáo của EEA, chỉ có 37% các vùng nước mặt của châu Âu đạt được trạng thái sinh thái "tốt" hoặc "cao", đây là một thước đo về "sức khỏe" của hệ sinh thái dưới nước.

Theo dữ liệu do các quốc gia thành viên EU cung cấp, trong giai đoạn 2015-2021, chỉ có 29% vùng nước mặt đạt tiêu chuẩn về tình trạng hóa học ở mức “tốt”. Trong khi đó, nước ngầm có kết quả tốt hơn với 77% các nguồn nước ngầm có tình trạng hóa học “tốt’.

Báo cáo cho biết thêm, nông nghiệp châu Âu cần tăng cường sử dụng các biện pháp canh tác hữu cơ và nông nghiệp sinh thái bền vững hơn, cùng với các biện pháp khuyến khích và thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm. Cơ quan châu Âu đã phân tích 120.000 vùng nước mặt và 3,8 triệu km2 diện tích nước ngầm ở 19 quốc gia EU và Na Uy.

Báo cáo kêu gọi các quốc gia thành viên EEA giảm một nửa lượng thuốc trừ sâu sử dụng vào năm 2030, đồng thời ưu tiên giảm lượng nước tiêu thụ và khôi phục các hệ sinh thái.. Bà Yla-Mononen cho biết, "Chúng ta cần tăng gấp đôi nỗ lực để khôi phục sức khỏe của những con sông, hồ, vùng nước ven biển và các vùng nước khác có giá trị của chúng ta, và để đảm bảo nguồn tài nguyên quan trọng này có khả năng phục hồi và an toàn cho các thế hệ mai sau" .

Các tác động của biến đổi khí hậu bao gồm hạn hán và lũ lụt khắc nghiệt và việc sử dụng quá mức các nguồn nước ngọt đang gây áp lực "chưa từng có" lên các hồ, sông, vùng nước ven biển và nước ngầm của châu Âu. Trước tình trạng trên, báo cáo khuyến nghị, các chính phủ phải ưu tiên giảm lượng nước tiêu thụ và khôi phục các hệ sinh thái.

 

Mạnh Hải

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline