Hotline: 0941068156

Thứ năm, 07/12/2023 23:12

Tin nóng

Gần 30 cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 8.350 vụ vi phạm về môi trường trong 5 tháng đầu năm

Nhiều trạm quan trắc không khí “lười” nảy số?

Chi gần 210 tỷ đồng nạo vét các tuyến đường thủy trọng điểm

Cần quyết liệt hơn trong “phân loại rác tại nguồn”

“Kinh tế xanh”: Ngành thủy sản cần làm gì để giảm lượng rác thải đổ ra biển?

Đảm bảo an ninh môi trường vì các thế hệ người Việt

Buýt điện đầu tiên chính thức lăn bánh

Công bố báo cáo về hiện trạng bụi PM2.5 của 63 tỉnh/thành năm 2019-2020

Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Đầu tư 21 cụm cảng thủy hàng hóa tại các tỉnh phía Nam

Định hướng phát triển kinh tế biển xanh

Trẻ em cần được tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, biến đối khí hậu

Cần giải pháp để người dân thích ứng an toàn với thiên tai

Kiểm soát các nguồn khí thải công nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Bảo vệ tài nguyên nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chưa 'khai tử' xe thô sơ, ba bánh

Đến năm 2030 sẽ không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam

Thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và xây dựng văn hoá môi trường hướng tới phát triển bền vững đất nước

Thứ năm, 07/12/2023

Cây Nêu trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Thứ năm, 05/01/2023 15:01

TMO - Trong đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên, cây Nêu vừa mang tính hình tượng nghệ thuật điêu khắc, vừa là một biểu tượng tâm linh gắn kết con người với đất trời, các vị thần linh trong các nghi lễ truyền thống. Nêu càng cao vút càng có ý nghĩa thiêng liêng, càng được giúp đỡ, phù hộ cho sức khỏe, bình an và mùa màng tốt tươi.

Ở Tây Nguyên việc dựng cây Nêu cao lớn giữa buôn cũng là lời khẳng định địa vị và khu vực cư trú của một cộng đồng nào đó. Khi cây Nêu được dựng lên, tất cả mọi hoạt động lao động khác đều dừng lại. Con người yên tâm vui chơi, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ, quên đi những ưu phiền cuả năm cũ. Họ cùng đánh chiêng, nhảy múa theo vòng tròn ngược theo chiều kim đồng hồ xung quanh cây Nêu - đó là chiều vận động bất tận của mặt trời, phản ánh triết lý về sự vận hành âm dương của người Tây Nguyên.

Cây Nêu của người Ba Na. Ảnh Thanh Như

Cây Nêu được thiết kế với kết cấu vững chắc, phần đế hình vuông lớn dần từ dưới lên, tất cả giữ cố định để cho trụ ở giữa được vững chắc. Thân cây Nêu sơn nhiều màu sắc sặc sỡ, tạo các điểm nhấn bằng những hình tượng rất khác biệt. Những thanh gỗ có hình tượng cây rau dớn (một loại cây họ dương xỉ, mọc ở các bờ suối) tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và tươi trẻ được buộc xéo, liên kết chặt chẽ với nhau. Trên ngọn cây nêu nổi bật biểu tượng mặt trời đủ màu sắc với mong muốn mưa thuận gió hòa mang lại mùa màng tốt tươi, ngoài ra còn rất nhiều hình ảnh chim muông, cây cỏ khác đẽo bằng gỗ tạp treo xung quanh. Tất cả hòa vào nhau thể hiện khát khao cuộc sống hạnh phúc của buôn làng.

Việc làm cây Nêu chỉ do nam giới đảm nhiệm. Ảnh Thanh Như

Điều đặc biệt, chỉ có các nghệ nhân là nam giới đảm nhiệm công việc làm cây Nêu. Họ thường là những người lớn tuổi khéo léo, có kinh nghiệm về cuộc sống, hiểu biết nhiều về thế giới tự nhiên. Với người dân bản địa, cây nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối vô hình giữa con người với thần linh nhằm đưa những mong muốn, ước nguyện của dân làng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Bên cạnh nhà rông, nhà sàn, cây nêu có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc anh em trên dải Trường Sơn – Tây Nguyên, là một trục nối liền đất với trời, thể hiện khát vọng sống vươn tới cuộc sống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

 

 

 Hoàng Anh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline