Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

[Cây Di sản Việt Nam] 5 cây thị cổ thụ nơi Hoàng đế Quang Trung từng buộc voi chiến

Thứ năm, 05/12/2024 13:12

Trong vườn nhà của ông Lê Minh Thưởng - tộc trưởng họ Lê tại xóm 2, xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có 5 cây thị cổ thụ với tuổi đời hơn 700 năm. Đây là nơi nghỉ chân của tướng Lê Văn Hoan cũng là nơi buộc voi của vua Quang Trung trước khi tiến ra Thăng Long đại phá quân Thanh năm 1789. Năm 2012, 5 cây thị cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường trân trọng gửi đến bạn đọc tác phẩm “5 cây thị cổ thụ nơi Hoàng đế Quang Trung từng buộc voi chiến”. Tác phẩm đoạt giải trong Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024.

Tác giả: PHAN THỊ HÀ (Nghệ An)

Những ngày cuối tháng 4 của năm Giáp Thìn 2024, khi cái nắng đầu hè bắt đầu trở nên có phần gay gắt tại Miền trung, tôi có dịp về xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp, sự oai phong, uy dũng của những cây Thị cổ thụ có niên đại hàng trăm năm tuổi. Cây thị cổ thụ lớn nhất cao khoảng 40 m, cành lá sum suê phủ kín cả khoảng vườn, gốc cây có đường kính gần 4 m, phải 14 người ôm mới xuể. Từ bao đời nay, cây đã gắn liền với lịch sử của dân tộc và tổ tiên, dáng cây uy nghi, sừng sững; bao xung quanh cây có rất nhiều ụ nổi, lớp vỏ sần sùi và có nhiều cây dây leo bám chặt.

Trong khuôn viên vườn nhà ông Lê Minh Thưởng ở xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có 5 cây thị cổ thụ có tuổi đời hơn 700 năm. Ảnh: Mỹ Hà

5 cây thị cổ này có tuổi thọ hơn 700 năm với nhiều thế đứng, dáng cây, tán lá đẹp và đặc biệt cả 5 cây thị đều gắn với những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của vùng đất ven biển xứ Nghệ. Tương truyền, 5 cây thị này là nơi buộc voi của vua Quang Trung trong lễ Hội quân trước khi ra Bắc đại phá quân Thanh năm 1789. Trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là chống Mỹ, những cây thị trở thành những “căn hầm” trú ẩn cùng hệ thống giao thông hào liên hoàn, là nơi lực lượng phòng không không quân Quân khu 4 trực tiếp chỉ huy bắn rơi máy bay Mỹ trong các đợt Mỹ mở rộng ném bom bắn phá miền Bắc. Cũng là nơi nghỉ chân của các đoàn thanh niên xung phong, nơi trú chân của các đoàn quân vào giải phóng miền Nam. Trải qua hàng trăm năm, với những thăng trầm, 5 cây thị trở nên già cỗi, nhưng cây vẫn phát triển, xanh tốt. Mùa quả, 5 cây thị cho trái sum suê, thơm ngát cả một vùng quê.

Chia sẻ với phóng viên, không dấu nỗi cảm xúc tự hào, ông Lê Minh Thưởng cho biết: “Dòng họ Lê của chúng tôi đã có 19 đời rồi, khi lớn lên chúng tôi nghe kể, ngày xưa dưới những gốc thị cổ này là nơi Hoàng đế Quang Trung từng buộc voi chiến. Khi đi qua đây, thấy một đầm nước phía trước, có những cây thị tán lớn che bóng mát cả một vùng, nên Hoàng đế Quang Trung đã buộc voi dưới gốc thị để nghỉ chân. Ban ngày, Hoàng đế Quang Trung cho quân lính cùng voi chiến xuống cánh đồng gần đây tập trận. Đêm về, voi chiến được buộc vào 5 cây thị này.”

Thời kỳ chiến tranh, vườn thị này là căn cứ cách mạng, dưới mỗi gốc cây đều có hầm trú ẩn của bộ đội. Ảnh: Mỹ Hà

Theo quan sát của phóng viên, những gốc thị cổ với đường kính thân rất lớn, đứng sừng sững trong khu vườn của gia đình ông Hà. Phần thân cây đã rêu phong, nhuốm màu thời gian với lớp vỏ cây xù xì, u sần. Trên thân cây, một số loài cây khác bám vào ký sinh với. Trong đó có một cây thị thân cây bị rỗng ruột, phía trong nhiều người có thể đứng vào.

Dẫn phóng viên đi một vòng xem hết các gốc cây thị, vừa đi ông Lê Thanh Hà (con trai ông Thưởng) vừa nói: “Vào những năm chiến tranh, đặc biệt vào giai đoạn năm 1968 – 1972, vì ở gần đây có trận địa tên lửa nên bom đạn rất ác liệt. Ông bà nội tôi đã nghiên cứu, khoét  hầm trú ẩn dưới gốc cây thị. Hầm rộng khoảng 3m2, chạy ra vào thoải mái, anh em trong họ và bà con trong làng vẫn thường ngủ, học bài dưới căn hầm này. Gần đây, gia đình chùng tôi đã phải lấp căn hầm dưới gốc thị để tránh cây bị chết”. “Hôm nay em (pv) về đây buổi sáng nên người dân trong làng đi làm đồng hết, các cháu nhỏ thi đi học chứ vào những buổi chiều hè là ở đây bà con và các cháu nhỏ ra hóng mát đông vui lắm.” Ông Hà nói thêm.

Mỗi ngày thức dậy, mặc dù tuổi đã cao nhưng ông Thưởng vẫn ra vườn vuốt ve cây. Với ông, vườn thị như những người bạn tâm giao, gắn với ký ức và cuộc đời bao thế hệ trong gia đình. Chủ nhân vườn cây cho biết từng có nhiều đoàn khách đến tham quan rồi ra giá 2,5 tỷ đến 5 tỷ rồi bây giờ là cả hàng chục tỷ đồng để sở hữu 5 cây quý song chủ nhà không bán.

"Tổ tiên mình ở đó, bao đời cây ở đó không ai đụng đến, nếu mình bán đi thì mình là người giàu nhất nơi đây nhưng để làm gì chứ, bán đi rồi tổ tiên ở đâu. Tuổi tôi đã gần đất xa trời, da tôi giờ nhăn như da cây thị, chỉ mong cây mãi xanh tốt, cho quả, và nhiều người biết trân quý đến cây và ý nghĩa của nó", ông Thưởng bày tỏ. Trong ảnh, một phiến đá từng dùng làm bồn bao quanh cây nay đã bị rễ cây ăn sâu, nuốt chửng.

Cứ vào khoảng tháng 2 âm lịch hàng năm, 5 cây thị rụng hết lá, chỉ. Sau một thời gian, cây thị mọc lên những cành lá mới, kết hợp ra hoa kết trái. Trải qua hàng trăm năm, quanh thân cây rêu phong bám kín. Ảnh: Mỹ Hà

Nói về việc 5 cây thị được công nhận là cây di sản, ông Lê Minh Thưởng không dấu nổi niềm vui ông bảo: “Bao đời nay dòng họ chúng tôi vẫn luôn tự hào về điều này, tôi luôn luôn nhắc nhở với con, cháu là phải bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc những gốc cây thị này thật cẩn thận. Tôi coi chúng như một phần sinh mạng, chúng là những người bạn, là ký ức tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ tuổi thơ lớn lên từ làng, nên sau này tôi có mất đi thì con cháu cũng phait tôn tạo, bảo vệ để chúng mãi xanh tươi, toả bóng mát, cho những quả thị chín vàng ươm, thơm phức. “Bao năm nay, gia đình, dòng họ và dân làng chúng tôi luôn xem 5 cây thị cổ thụ này là báu vật, là biểu tượng, niềm tự hào chung của cả làng và luôn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, dọn dẹp vệ sinh môi trường cẩn thận, sạch sẽ để tạo nên cảnh quan gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, rất nhiều du khách ghé qua để chiêm ngưỡng dáng vẻ cổ thụ của 5 cây thị này. Tôi mong, đời sau con cháu vẫn mãi mãi tôn trọng, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hoá của những cây thị này.”

Năm 2011, 5 cây thị cổ được các ngành chức năng cấp bằng công nhận Cây di sản Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm, cây thị trở nên già cỗi, những trận mưa bão làm nhiều cành cây này bị gãy đổ nhưng cây vẫn phát triển, xanh tốt. Ảnh: Mỹ Hà

Lê Quân, một người dân tại xóm 2, xã Nghi Thịnh chia sẻ: “Chúng em là những người trẻ của thế hệ 9X, nhưng ngay từ những ngày thơ bé đã được nghe các ông, các bà trong dòng họ, trong xóm làng kể về 5 cây thị này với niềm tự hào. Ngày đất nước còn chiến tranh, dưới 5 gốc cây thị là nơi Vua Quang Trung buộc voi tập luyện, là nơi nghỉ chân của tướng Lê Văn Hoan…Sau này qua những thăng trầm, có những lúc cũng là nơi hội họp của dân làng, bây giờ là nơi hóng mát của dân trong làng trong xã, cũng là niềm tự hào của con em trong xã, trong huyện bọn em”. “Chúng em là lớp trẻ được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hoà bình, nhưng những giá trị lịch sử, văn hoá mà cha ông đã giữ gìn thì chúng em sẽ luôn có trách nhiệm bảo tồn ạ”. Quân vui vẻ chia sẻ thêm.

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chủ trì, Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường được giao triển khai thực hiện. Cuộc thi được phát động triển khai từ tháng 3/2024 đến hết tháng 9/2024. Trong số hơn 400 tác phẩm tham gia cuộc thi, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn 25 tác phẩm tốt nhất, phù hợp nhất để công bố, trao giải. Lễ công bố, trao giải được tổ chức ngày 26/11/2024 tại Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline