Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 04/05/2025 14:05
Chủ nhật, 04/05/2025 12:05
TMO - Du lịch ‘xanh’ là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch ‘xanh’ với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng với các di tích lịch sử. Được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng du lịch Việt Nam lại có đặc thù dựa nhiều vào môi trường tự nhiên. Vì thế, để du lịch phát triển bền vững không thể “ăn xổi” mà tất yếu phải đi theo hướng du lịch ‘xanh’.
Vài năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá. Tính riêng trong năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 17,5 triệu lượt, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2023; khách nội địa ước đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức tăng trưởng rất cao, đã đưa Việt Nam trở thành “điểm nóng” của du lịch toàn cầu.
Xanh - sạch - đẹp được xem là giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, nhất là đối với du khách quốc tế. Ảnh: VQ.
Theo các chuyên gia, khi trở thành “điểm nóng” thu hút khách mà thiếu sự chuẩn bị hạ tầng và tâm lý thì du lịch Việt Nam nguy cơ đối mặt với việc hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí phát triển quá nhanh, quá tải… dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ xây dựng dễ “né” hệ thống xử lý chất thải. Bên cạnh đó, túi nylon, chai lọ và vật dụng làm bằng nhựa…nếu không được kiểm soát tốt nguy cơ xả khắp các điểm du lịch dẫn đến suy giảm sức hấp dẫn điểm đến. Do đó, cần phát triển du lịch theo hướng ‘xanh’, thân thiện môi trường, nhất là cần có ‘nhạc trưởng’ để điều phối tổng thể.
Theo các chuyên gia, du lịch ‘xanh’ là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Dù nhiều địa phương, doanh nghiệp đã hành động nhưng bản đồ điểm đến “xanh” ở Việt Nam hiện vẫn còn rời rạc, thiếu sự kết nối và chưa hình thành một hệ sinh thái chung. Hiện nay, dù đã có những doanh nghiệp tiên phong trong phong trào chuyển đổi du lịch ‘xanh’, nhưng số lượng doanh nghiệp thực sự hướng tới phát triển ‘xanh’ vẫn chưa nhiều.
LÝ LAN
Bình luận