Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

[Cây Di sản] Sấu cổ thụ trên 700 năm tại Cao Bằng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/08/2022 11:08

TMO – Với trên 700 năm, cây sấu cổ thụ tại xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang (Cao Bằng) được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản. Lễ đón Bằng công nhận vừa được chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức, TS. Nhà văn Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tới dự, trao Quyết định công nhận.

Cây sấu khổng lồ có tuổi đời trên 700 năm, chu vi thân 10,40 m (đường kính 3,46 m), chiều cao khoảng 45m. Hiện cây xanh tốt, không có sâu bệnh, hằng năm vẫn cho quả đều, được nhân dân địa phương cùng nhau bảo vệ, chăm sóc.

Các đại biểu chứng kiến lễ mở văn bia Cây Di sản Việt Nam.

Theo người dân địa phương, khi các cụ sinh ra và lớn lên thì cây sấu cổ thụ đã sừng sững xum xuê như hiện nay. Cây sấu đã gắn bó với người dân Bản Khoòng từ lâu đời, không cho ai chặt phá nên trải qua bao biến thiên của thời gian và lịch sử cây vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát.

Việc công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Sấu cổ thụ tại Bản Khoòng, huyện Hạ Lang không chỉ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen mà còn là những ứng xử mang tính luật tục của dân tộc Tày Nùng Cao Bằng với thiên nhiên, môi trường sinh thái, những nét ứng xử văn hóa ấy cần được trân trọng, gìn giữ và phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Huyện Hạ Lang có một hệ thực vật rừng rất phong phú và đang dạng, ngoài các loài thực vật thông thường còn có một số loài cây gỗ quý hiếm khác. Bên cạnh cây Sấu được công nhận Cây Di ản Việt Nam, huyện Hạ Lang cũng đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây Nghiến cổ thụ ở đầu bản Lũng Tủng xã Kim Loan là Cây di sản Việt Nam.

 

 

 

Phạm Dung (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline