Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/07/2025 14:07

Tin nóng

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Thứ hai, 14/07/2025

Cao Bằng: Chủ động kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Thứ ba, 29/04/2025 06:04

TMO - Nhằm bảo vệ đàn vật nuôi và hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tỉnh Cao Bằng tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát các loại dịch trên gia súc, gia cầm. Công tác tiêm phòng, giám sát dịch tễ và tuyên truyền được tăng cường, góp phần ổn định sản xuất và đời sống kinh tế cho Nhân dân.

Năm 2024, trong điều kiện dịch bệnh, thiên tai gây nhiều khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, song ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Về chăn nuôi, tổng đàn trâu có 106.609 con; tổng đàn bò có 101.841 con; tổng đàn lợn 346.195 con; gia cầm 3.129,3 nghìn con; tổng đàn gia cầm 3.129,3 nghìn con...

Trong những tháng đầu năm 2025, tình hình chăn nuôi của Cao Bằng tăng trưởng ổn định, tuy nhiên vẫn gặp một số khó khăn thách thức do tác động của diễn biến thời tiết khó lường, nhất là mùa nắng nóng, các loại dịch bệnh ở động vật luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi. Theo nhận định của ngành chuyên môn, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay, một số dịch bệnh trên đàn vật nuôi xảy ra rải rác, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh tại 62 hộ chăn nuôi ở 11 xóm của 6 xã thuộc các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hòa An và Thành phố làm 515 con lợn (23 con lợn nái, 492 con lợn thịt) bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Bệnh tụ huyết trùng xảy ra rải rác tại một số huyện với 37 con lợn mắc bệnh, chết 9 con.

Đối với đàn gia cầm, dịch bệnh trên đàn gia cầm ổn định, chủ yếu đàn gia cầm tại các huyện mắc rải rác đối với bệnh Newcastle và tụ huyết trùng, nhưng số lượng gia cầm mắc bệnh và thiệt hại không đáng kể cho người chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh còn 4 ổ dịch chưa qua 21 ngày gồm các xã Huy Giáp, Đình Phùng, Xuân Trường (Bảo Lạc) và xã Vĩnh Quang (Bảo Lâm).  Trước tình hình đó, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi cử cán bộ xuống cơ sở phối hợp với cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương triển khai tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch, tiếp tục theo dõi và áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định.  Tại huyện Bảo Lâm, thời điểm này, các hộ chăn nuôi đang đẩy mạnh tiêm phòng cho đàn vật nuôi và phun tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại và môi trường xung quanh để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh trên đàn gia súc.

 Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện cơ bản được kiểm soát, người dân yên tâm tăng đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi. Để công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân - hè đạt hiệu quả cao, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi; đẩy mạnh tuyên truyền để các hộ nắm chủ trương và thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng đúng tiến độ, bảo đảm nhanh gọn, an toàn.

Cao Bằng đẩy mạnh tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đảm bảo sinh trưởng ổn định, nâng cao kinh tế. 

Thực hiện quản lý, cấp phát và sử dụng vắc xin đúng quy định, đúng đối tượng trong suốt thời gian thực hiện.  Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo cho biết: Trung tâm tăng cường phối hợp các xã, thị trấn rà soát, thống kê số lượng đàn vật nuôi trong diện tiêm, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt cao, góp phần phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường giám sát, quản lý dịch bệnh, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện tiêm được 1.494 liều vắc xin lở mồm long móng; 284 liều vắc xin tụ huyết trùng; 1.360 liều vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò; 3.148 liều vắc xin dịch tả lợn châu Phi; phun khử trùng tiêu độc tại 153 xóm với tổng diện tích phun 751.017 m2, số lượng hóa chất được sử dụng 956 lít. Để công tác tiêm vắc xin phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi phối hợp với các địa phương tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành và người chăn nuôi trong việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh tiêm được 26.137 liều vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi cho biết, đơn vị sẽ tổ chức triển khai, thực hiện tốt 2 đợt tiêm phòng vắc xin chính vụ với yêu cầu tiêm đồng loạt, nhanh gọn, đúng thời gian quy định để phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người chăn nuôi phát triển đàn vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm nhằm khống chế, dập tắt dịch trong diện hẹp, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan. Đôn đốc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng đạt 80% trên tổng đàn trong diện tiêm.

Để khuyến khích phát triển chăn nuôi, mang lại lợi nhuận khá, giúp người dân phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Cao Bằng có nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như Kế hoạch số 1548/KH-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh về phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng phát triển giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh… Cùng với đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Theo Kế hoạch số 1548/KH-UBND, Cao Bằng phấn đấu tốc độ tăng bình quân sản lượng thịt hơi xuất chuồng giai đoạn 2021 - 2030 đạt 3 - 4%/năm. Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025 đạt trên 35,2%, đến năm 2030 đạt 38%. Tổng đàn vật nuôi đến năm 2025, đàn trâu đạt 107.447 con, đàn bò đạt 119.211 con, đàn lợn đạt 366.982 con, đàn gia cầm đạt 3.119.419 con.

Đến năm 2030, đàn trâu đạt 112.928 con, đàn bò đạt 153.424 con, đàn lợn đạt 446.490 con, đàn gia cầm đạt 3.278.541, các vật nuôi khác (dê, thỏ, ngựa) đạt trên 15.000 con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đến năm 2025, đạt 43.600 tấn, đến năm 2030…/.

 

 

Kim Giang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline