Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 07:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Cảnh báo nhiệt độ toàn cầu tăng cao khi El Nino xuất hiện trở lại

Thứ năm, 06/07/2023 07:07

TMO - Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ trên khắp thế giới dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa, sau khi hiện tượng thời tiết El Nino xuất hiện trở lại ở khu vực nhiệt đới của Thái Bình Dương lần đầu tiên trong 7 năm.

Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết ở giai đoạn đầu, El Nino sẽ làm tăng khả năng phá vỡ các kỷ lục nhiệt độ và gây ra nắng nóng cực đoan hơn ở Thái Bình Dương và nhiều nơi trên thế giới. Ông Taalas nhận định có 90% khả năng El Nino sẽ kéo dài trong nửa cuối năm nay với cường độ vừa phải. 

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science, El Nino năm nay có thể gây thiệt hại lên tới 3.000 tỷ USD đối với kinh tế thế giới, đồng thời khiến GDP giảm do thời tiết khắc nghiệt tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, cũng như tạo điều kiện để dịch bệnh lây lan. 

Tổ chức Khí tượng thế giới cho biết nhiệt độ trên khắp thế giới dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa, sau khi hiện tượng thời tiết El Nino xuất hiện trở lại. 

Tháng 6 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đang chuẩn bị cho nguy cơ gia tăng lây lan các bệnh do virus như sốt xuất huyết, zika và chikungunya liên quan đến El Nino. Theo ông Petteri Taalas, để bảo vệ tính mạng và sinh kế của người dân, các chính phủ phải thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm và chuẩn bị ứng phó những hiện tượng thời tiết bất thường trong năm nay.

El Nino là một hình thái khí hậu tự nhiên sinh ra từ vùng nước ấm bất thường ở phía đông Thái Bình Dương. Nó hình thành khi gió mậu dịch thổi từ đông sang tây dọc theo vùng xích đạo Thái Bình Dương chậm lại hoặc đảo chiều khi áp suất không khí thay đổi. Do gió mậu dịch ảnh hưởng đến các vùng nước bề mặt được mặt trời sưởi ấm, sự suy yếu của nó khiến các vùng nước ấm phía tây Thái Bình Dương quay trở lại các lưu vực lạnh hơn ở trung tâm và phía đông Thái Bình Dương.

Trong đợt El Nino hoạt động mạnh nhất từ trước đến nay (2015-2016), trữ lượng cá cơm ngoài khơi bờ biển Peru đã giảm khi nước ấm xâm nhập, và gần một 1/3 san hô thuộc rạn san hô Great Barrier của Australia đã chết. Ở vùng nước quá ấm, san hô sẽ trục xuất tảo sống bên trong các mô, khiến chúng bị vôi hóa và chuyển sang màu trắng. Sự tích tụ nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương cũng truyền lượng nhiệt lớn vào khí quyển thông qua sự đối lưu, tạo ra giông bão.

Trong thời gian xảy ra El Nino, miền nam nước Mỹ có thời tiết mát mẻ và ẩm ướt hơn, trong khi các khu vực ở miền tây nước Mỹ và Canada thì ấm hơn và khô hơn. Hoạt động của bão chậm lại khi gió thay đổi khiến các cơn bão không hình thành ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương lại được tăng cường và thường di chuyển hướng về các hòn đảo dễ bị tổn thương. Một số khu vực ở Trung và Nam Mỹ có lượng mưa lớn, mặc dù rừng nhiệt đới Amazon có xu hướng chịu điều kiện khô hạn hơn. Australia sẽ phải hứng chịu nắng nóng khắc nghiệt hạn hán và cháy rừng.

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline