Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Cảnh báo nguy cơ nước biển dâng cao ở các thành phố ven biển châu Á

Thứ bảy, 11/03/2023 05:03

TMO - Các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Đại học La Rochelle ở Pháp và Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR) cho biết, mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu trong thế kỷ này có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho các siêu đô thị châu Á cũng như đảo nhiệt đới ở Thái Bình Dương và phần tây Ấn Độ Dương.

Nghiên cứu chỉ ra các phân tích trước đây đã đánh giá thấp mức độ dâng của mực nước biển và lũ lụt do biến động tự nhiên của đại dương gây ra. Dựa vào đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu và những biến động tự nhiên của đại dương, các chuyên gia cảnh báo một phần của các thành phố lớn nhất tại châu Á có thể biến mất vào năm 2100 do tình trạng nước biển dâng cao.

Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu trong thế kỷ này có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho các siêu đô thị châu Á. 

Các chuyên gia cảnh báo, không chỉ các thành phố ven biển châu Á đối mặt nguy cơ ngập lụt, một số siêu đô thị ở Đông Nam Á cũng có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng nước biển dâng cao.Theo nghiên  cứu trên, thủ đô Manila của Philippines sẽ chứng kiến hiện tượng lũ lụt ven biển xảy ra thường xuyên hơn 18 lần trong thế kỷ tới so với trước đây, thuần tuý chỉ do biến đổi khí hậu. Thậm chí, trong kịch bản nghiêm trọng nhất, tần suất xảy ra thiên tai như vậy có thể lên đến 96 lần do sự kết hợp giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu và dao động tự nhiên của nhiệt độ mặt nước biển.

Bên cạnh thành phố Manila, các chuyên gia cảnh báo tình trạng nước biển dâng cũng đang đe dọa thủ đô Bangkok của Thái Lan, thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, Yangon của Myanmar, các thành phố Chennai và Kolkata ở Ấn Độ, một số hòn đảo nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương và phía tây Ấn Độ Dương.

Nghiên cứu nêu rõ thủ đô Bangkok của Thái Lan, Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam và Yangon của Myanmar cùng với Chennai và Kolkata ở Ấn Độ, một số hòn đảo nhiệt đới phía Tây Thái Bình Dương và phía Tây Ấn Độ Dương có nguy cơ đặc biệt cao. Mực nước biển dâng dọc theo bờ biển phía Tây của Mỹ và Australia cũng sẽ tăng lên. Chỉ tính riêng các siêu đô thị châu Á, trên 50 triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao hơn dự kiến, trong đó gần 30 triệu người ở Ấn Độ.

Theo một thông cáo báo chí của NCAR, hiện tượng El Nino sẽ khiến phần lớn khu vực Tây Thái Bình Dương, Australia và châu Á nóng hơn bình thường. Điều này góp thêm từ 20 đến 30% mực nước biển dâng ngoài tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu và làm tăng nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng chưa từng có ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm ngoái.

Phân tích của Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus thuộc Liên minh Châu Âu đã mô tả năm 2022 là "một năm khí hậu cực đoan", bao gồm lũ lụt nghiêm trọng ở Pakistan và lũ lụt trên diện rộng ở Australia. Trong báo cáo tháng 1 từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia lưu ý nhiệt độ đại dương đã ở mức cao kỷ lục vào năm ngoái, vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2021. 

 

 

Minh Vân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline