Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Canada trải qua mùa cháy rừng tàn khốc nhất do biến đổi khí hậu

Thứ năm, 20/07/2023 07:07

TMO - Canada đang trải qua mùa cháy rừng tàn khốc nhất khi đang xuất hiện gần 1.000 đám cháy bùng phát trên khắp đất nước, với những cột khói khổng lồ lan trong bầu không khí và tràn xuống cả quốc gia láng giềng phía Nam.

Báo cáo của Trung tâm chống cháy rừng liên ngành ghi nhận có hơn 900 đám cháy từ bờ Tây sang tới bờ Đông, với mức độ lan rộng ngày càng nhanh tính đến hết ngày 18/7. Các tỉnh bang miền Đông như Quebec, Ontario và Nova Scotia đang phải chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi những đám cháy lớn mất kiểm soát. Tỉnh bang British Columbia ở miền Tây xuất hiện cháy rừng nhiều nhất, với 391 đám cháy đang hoạt động. Tiếp theo là Alberta và Quebec, lần lượt với số lượng 125 và 107 đám cháy đang hoạt động.

Các đám cháy được ghi nhận đã tăng gấp đôi số lượng kể từ tuần cuối tháng 6/2023 khi một số tỉnh bang và vùng lãnh thổ có bầu không khí khô và nền nhiệt cao kỷ lục. Hiện tượng này đang làm nhiều chuyên gia lo ngại sẽ càng làm cho tình hình cháy rừng thêm nghiêm trọng và gây ô nhiễm cho bầu không khí tại Canada.

Đám cháy West Kiskatinaw River ở tỉnh bang British Columbia. 

Trung tâm dịch vụ chống cháy rừng British Columbia cho biết trong số gần 400 đám cháy ở đây, thì có hơn 100 đám cháy được coi là ngoài tầm kiểm soát gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và cộng đồng.Lực lượng vũ trang Canada đã huy động trực thăng CH-146 Griffon và cả máy bay CC-130J Hercules của Không quân hoàng gia để thực hiện các nhiệm vụ cơ động và hậu cần, cũng như hỗ trợ sơ tán khẩn cấp.

Cơ quan kiểm soát cháy rừng Quebec (SOPFEU) ghi nhận ngoài các đám cháy đang hoạt động, trong năm nay ngọn lửa đã thiêu trụi hơn 1,5 triệu hécta của khu vực được gọi là "khu bảo tồn tập trung" bao trùm 1/2 vùng đất phía Nam của tỉnh. Tỉnh bang Ontario hiện có gần 70 đám cháy đang hoạt động và theo ghi nhận của Bộ Tài nguyên và Lam nghiệp tỉnh, trong năm nay có 450 đám cháy bùng phát, vượt gần 100 vụ so với mức trung bình 10 năm qua.

Mùa cháy rừng tại Canada, nơi chiếm hơn 9% diện tích rừng của thế giới, thường xảy ra vào khoảng thời gian này trong năm. Nhưng trong năm nay, nó đã xảy ra ngay từ tháng 5 và có thể kéo dài hơn, khiến cho nhiều chuyên gia cảnh bảo về một hiện tượng cực đoan và một mùa cháy rừng tồi tệ nhất trong 30 năm qua.

Các chuyên gia về khí tượng học, cháy rừng cho biết, các điều kiện nóng, khô, nhiều gió gây khả năng hỏa hoạn nhiều hơn đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi khi trái đất nóng lên. Tính trung bình, Canada đã ấm lên nhanh gấp hai lần so với phần còn lại của thế giới trong những năm gần đây. Các nghiên cứu liên kết biến đổi khí hậu với các vụ cháy rừng chưa được thực hiện, nhưng mùa cháy rừng năm nay phù hợp với sự hiểu biết của các nhà khoa học về việc trái đất nóng lên và gây tác động đến các vụ cháy rừng như thế nào.

Hầu hết các khu vực tại Canada đang đối mặt hạn hán nghiêm trọng, với lượng mưa dưới mức trung bình trong nhiều tháng và nhiệt độ cao. Các nhà khoa học cho biết, quốc gia này đang ấm lên nhanh hơn so với phần còn lại của Trái Đất do vị trí địa lý, cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan với cường độ và tần suất gia tăng.

 

 

Hà Linh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline