Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Canada phát triển hệ thống quản lý, giám sát rác thải nhựa

Thứ sáu, 05/01/2024 07:01

TMO - Canada đang phát triển hệ thống quản lý, giám sát và theo dõi việc sử dụng các sản phẩm nhựa kể từ khi được sản xuất cho đến giai đoạn suy thoái của sản phẩm.

Theo Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada, hệ thống nói trên được xem là công cụ bảo vệ mội trường trước những tác động do rác thải nhựa gây ra. Công cụ này có tên gọi là "Federal Plastics Registry" (tạm dịch là Hệ thống liên bang về quản lý và giám sát sản phẩm nhựa).

Theo đó, các đơn vị sản xuất nhựa và các sản phẩm liên quan đến nhựa cần đăng ký hằng năm số lượng và chủng loại sản phẩm nhựa mà họ cung cấp trên thị trường Canada. Đi kèm với việc đăng ký này là bản mô tả về cách thức mà sản phẩm nhựa của họ được lưu hành và sử dụng trong các hoạt động kinh tế của đất nước, cũng như cách thức quản lý sản phẩm nhựa khi chúng không được sử dụng nữa (hay còn được biết đến là giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm). Đối với dữ liệu về loại sản phẩm nhựa, hệ thống yêu cầu cung cấp chi tiết thông tin phân loại về cách thức đóng gói, hình thức sử dụng (dùng một lần hay tái chế) cũng như lĩnh vực sử dụng (là sản phẩm gia dụng hay trong sản xuất...).

Một trung tâm phân loại, xử lý rác thải tại Canada. 

Hướng tới chiến lược loại bỏ triệt để rác thải nhựa, Chính phủ Canada đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó có kế hoạch tạo ra thay đổi lớn trong thói quen mua sắm như giảm sử dụng bao bì đóng gói bằng nhựa hoặc ni lông tại các siêu thị. Nhà chức trách Canada yêu cầu các chuỗi siêu thị lớn trong nước chuẩn bị triển khai kế hoạch giảm rác thải nhựa nói trên và dự kiến áp dụng từ cuối năm 2023.

Theo đó, chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, hay chuỗi kho chứa hàng có doanh thu hơn 4 tỷ CAD (gần 3 tỷ USD) mỗi năm sẽ phải đề ra chiến lược cắt giảm rác thải nhựa. Kế hoạch tạm thời chưa áp dụng đối với các cửa hàng nhỏ lẻ. Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada ước tính, mỗi năm người dân nước này thải 4,4 triệu tấn rác nhựa và chỉ có khoảng 9% trong số này được tái chế. Bao bì gói thực phẩm hiện chiếm khoảng 1/3 số bao bì đóng gói bằng nhựa được sử dụng tại Canada.

Nhà chức trách Canada cũng đã công bố lệnh cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, theo đó cấm bán túi nhựa đựng hàng, bộ dụng cụ phục vụ ăn uống bằng nhựa, ống hút nhựa kể từ sau ngày 20-12 Kế hoạch cắt giảm sử dụng bao bì nhựa có thể sẽ nhắm tới nhiều loại bao bì dùng một lần như gói gia vị, gói thức ăn, bao đựng thức ăn cho vật nuôi, túi sữa, hay màng bọc các loại thực phẩm và rau quả. Dự kiến, 75% trái cây và rau quả ở Canada sẽ được để trong bao bì không có thành phần nhựa từ đầu năm 2026, và đến năm 2030 các nhà bán lẻ ở nước này phải xây dựng kế hoạch bảo đảm hơn 50% mặt hàng được bán đựng trong bao bì không chứa nhựa.

Hiện người tiêu dùng Canada đã có thói quen chuẩn bị sẵn túi đựng khi đi mua hàng ở siêu thị nhằm góp phần giảm bớt rác thải nhựa từ túi ni lông đựng hàng sử dụng một lần. Chiến lược loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa toàn Canada cũng xác định các nội dung ưu tiên gồm thiết kế sản phẩm nhựa dùng một lần, hệ thống thu gom, năng lực tái chế, nhận thức của người tiêu dùng, nghiên cứu và giám sát, làm sạch và hành động toàn cầu. Các bước tiếp theo là phối hợp giữa các bên liên quan ở cấp liên bang với chính quyền cấp bang, vùng lãnh thổ để xác định giải pháp và thống nhất hành động cụ thể, gọi là kế hoạch hành động. Sau đó là việc thực hiện quy định, cam kết tự nguyện của doanh nghiệp, giáo dục và đầu tư.

 

 

Minh Vân

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline