Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 11:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Canada hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng do cháy rừng

Thứ ba, 03/10/2023 07:10

TMO - Các nhà nghiên cứu tại Bộ Tài nguyên thiên nhiên Canada cho biết, những thiệt hại trong mùa cháy rừng năm nay đã phá vỡ "tất cả các kỷ lục" về thiệt hại trong lịch sử cháy rừng tại Canada.

Mùa cháy rừng ở Canada thường đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 7 hoặc tháng 8, với lượng khí thải tăng liên tục trong suốt mùa hè. Thống kê của cơ quan chức năng quốc gia này cho thấy, hơn 200.000 người phải sơ tán, 18 triệu ha đất rừng bị thiêu rụi trong 6.400 vụ cháy lớn nhỏ.

Tỉnh Quebec - vốn không quen ứng phó với các đám cháy rừng lớn như khu vực phía Tây Canada - hứng chịu thiệt hại vô cùng lớn trong mùa cháy rừng năm nay. Khu rừng vân sam ở thị trấn Abitibi-Temiscamingue bị tàn phá nặng nề sau trận cháy dữ dội hồi tháng 6 vừa qua. Toàn bộ khu rừng là cảnh tượng hoang tàn, cây cối cháy đen. Có rất ít cơ hội tái sinh khu rừng này, do thông ở đây còn quá non chưa kịp ra quả hạt cho thế hệ tiếp theo. Trong khi đó, lâm nghiệp là ngành công nghiệp chính ở vùng đất xa xôi này, cung cấp 60.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp cho toàn thị trấn. Cháy rừng năm nay đã tác động đáng kể đến ngành này.

Canada hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng do cháy rừng trong năm nay. 

Nếu tốc độ cháy rừng tiếp tục xu hướng như hiện nay, đến năm 2100, khoảng 1/3 diện tích rừng phương Bắc ở Quebec sẽ bị mất. Khu vực này là một phần vành đai cây xanh rộng lớn bao quanh Bắc Cực - trải dài từ Canada qua Alaska (Mỹ), Siberia và Bắc Âu - tạo thành vùng hoang dã rộng lớn nhất thế giới.

Tại các khu rừng phía Bắc, nguy cơ cháy rừng càng cao bởi điều kiện khô hơn và nóng hơn do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các đám cháy rừng thải carbon vào khí quyển, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, lặp lại vòng luẩn quẩn của biến đổi khí hậu. Điều đáng lo ngại, cháy rừng tại các khu rừng phía Bắc này thải ra lượng carbon nhiều gấp 10 - 20 lần trên cùng đơn vị diện tích bị đốt cháy so với các hệ sinh thái khác. Điều này khiến lượng khí thải của Canada cao chưa từng có, ở mức 473 megaton trong năm nay. Theo dữ liệu từ đài quan sát Copernicus của châu Âu, con số này cao hơn gấp 3 lần so với kỷ lục trước đó.

Ngoài ra, trong các khu rừng phương Bắc, do lớp mùn trên mặt đất dày nên đám cháy có thể âm ỉ trong nhiều tháng. Tại thị trấn Lebel-sur-Quevillon ở Quebec, 2.000 cư dân đã phải sơ tán hai lần do cháy rừng chỉ riêng trong mùa Hè này. Phần lớn Canada, bao gồm cả vùng cực Bắc, đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán khắc nghiệt. Hồi đầu năm nay, bão sét đã gây ra hàng trăm vụ cháy chỉ trong một ngày. Chính quyền các địa phương đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài suốt mùa Hè.

Lần đầu tiên trong lịch sử, gần như tất cả người dân Canada bị ảnh hưởng bởi mùa cháy rừng năm nay - ảnh hưởng trực tiếp hoặc ảnh hưởng do khói cháy rừng bay xa hàng nghìn km. Các điều kiện nóng, khô, nhiều gió gây khả năng hỏa hoạn nhiều hơn đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi khi Trái đất nóng lên. Tính trung bình, Canada đã ấm lên nhanh gấp hai lần so với phần còn lại của thế giới trong những năm gần đây. 

 

 

Phương Lan 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline