Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Cần thay đổi để cuộc sống ngày một tốt hơn

Thứ hai, 06/12/2021 15:12

TMO - Theo Liên Hợp quốc, mỗi năm cả thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 13 triệu tấn bị đổ ra biển. Cụ thể hơn, mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa và 5.000 tỷ túi ni lông được tiêu thụ. Trong số rác thải nhựa được thải ra có tới 79% là bị chôn lấp hoặc vứt ra môi trường, 12% bị đốt, chỉ có 9% được tái chế.

Có thể nói, tình trạng gia tăng chóng mặt của rác thải nhựa đang ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp tới đời sống con người. Ô nhiễm môi trường kéo theo đó là biến đổi khí hậu đang làm cuộc sống của con người bị đe dọa nặng nề.

Thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức góp phần bảo vệ môi trường.

Thời gian gần đây ở nhiều địa phương, nhiều cộng đồng dân cư, phong trào hạn chế sử dụng rác thải nhựa, rác thải ni lon để bảo vệ môi trường đã được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng túi nilon và các sản phẩm bao bì bằng nhựa vẫn đang là thói quen hàng ngày của người tiêu dùng. Như vậy, nếu chúng ta không đồng lòng cùng nhau bắt tay vào thay đổi từ chính mình thì tương lai không xa nữa rất có thể con người sẽ khó mà tồn tại được trên trái đất này.

Không thể phủ nhận các sản phẩm làm từ nhựa rất tiện dụng, nhưng đã đến lúc chúng ta phải nhận thức được tác hại của chúng với môi trường sống. Trước khi môi trường ngày càng xấu đi thì mỗi người nên tự ý thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải nhựa đúng cách và đúng lúc. Hãy bắt đầu sử dụng túi giấy hoặc bao bì dùng nhiều lần vào các sinh hoạt hàng ngày để hạn chế đến mức thấp nhất các bao bì nhựa, túi ni lon...Nếu tất cả nhà nhà thực hiện, người người thực hiện thì nó sẽ lan tỏa thành thói quen tốt, lôi cuốn cả xã hội cùng đồng hành.

Để hạn chế rác thải nhựa trong cuộc sống của chúng ta thì chỉ phong trào thôi chưa đủ mà phải phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chính con người chứ không phải bất ý một nguyên nhân nào khác phải tự quyết định môi trường sống, bầu không khí trong lành mà mình hít thở hàng ngày.

 

Giàng Lử

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline