Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 12:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Cần cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

Thứ năm, 17/10/2024 15:10

TMO – Bộ Công Thương cho rằng, việc ban hành Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách với kỳ vọng thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo cơ quan này, các ngành công nghiệp trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nền công nghiệp quốc gia nói riêng và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung theo định hướng của Đảng và Nhà nước là các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo chủ trương, định hướng của Đảng về công nghiệp hóa đất nước.

Công nghiệp trọng điểm là các ngành mà dựa trên đó các ngành công nghiệp khác tồn tại và phát triển, cung cấp các yếu tố đầu vào và tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp và kinh tế khác; là cơ sở thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nâng cấp trình độ của toàn bộ nền công nghiệp và các ngành kinh tế khác; có tác động lan toả và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao. Do các đặc điểm nêu trên, các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò hết sức quan trọng, là động lực để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung.

(Ảnh minh họa)

Theo Bộ Công Thương, trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay, hạn chế thứ nhất là chưa có hành lang pháp lý xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa. Hệ thống pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể hóa về việc xác định các ngành công nghiệp trọng điểm, then chốt cũng như chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển các ngành này (danh mục các ngành công nghiệp trọng điểm có hiệu lực pháp lý thấp, lạc hậu so với thực tế). Việc thiếu các quy định này dẫn đến việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, các Chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương và địa phương phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Pháp luật hiện hành về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các ngành công nghiệp trọng điểm còn rời rạc, hiệu lực pháp lý thấp hoặc chưa được xây dựng. Các giải pháp hỗ trợ về thị trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình xây dựng chính sách công nghiệp; Cơ chế, chính sách cho ứng dụng, chuyển giao, cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất trong các ngành công nghiệp – đặc biệt là các công nghệ then chốt trong các ngành công nghiệp trọng điểm còn thiếu tính bền vững, dài hạn không phù hợp với đặc thù của các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ, mặc dù đã có những văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên các chính sách được ban hành rất chậm. Các cơ chế về ưu đãi tín dụng đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về công nghiệp hỗ trợ chưa được cụ thể hóa… Môi trường kinh doanh thời gian qua tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến tính ổn định trong việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm vốn yêu cầu các chính sách cần mang tính ổn định, dài hạn, tầm nhìn chiến lược.

Năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trọng điểm còn rất nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, thiếu vốn tự có, thiếu minh bạch tài chính, thiếu tài sản thế chấp, thiếu phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến không đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh...

Do đó, việc ban hành Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hướng đến xây dựng nền công nghiệp độc lập, tự chủ, tự cường, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kiến tạo được một số đột phá về chính sách, pháp luật để xử lý các điểm nghẽn cơ bản trong phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm theo hướng từ chiều rộng sang theo chiều sâu, từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao đồng thời tạo đột phá về quá trình hiện đại hóa trong công nghiệp.

Thống kê năm 2023, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 3,02% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, đóng góp 0,93 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,79%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,18%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,17%, làm giảm 0,10 điểm phần trăm.

Cũng trong năm 2023, một số ngành công nghiệp trọng điểm luôn giữ mức tăng qua các quý so với cùng kỳ năm 2022: Sản xuất, chế biến thực phẩm (quý I/2023 tăng 3,2%; quý II/2023 tăng 6,8%; quý III/2023 tăng 8%; quý IV/2023 tăng 9,1%; tính chung cả năm 2023 tăng 6,1%); sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (0,6%; 8,9%; 10,3%, 17%; 9,5%); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (10,9%; 3,9%; 11,6%, 25,3%; 13,2%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (3,3%; 4,1%; 15,1%, 11,9%; 8,3%). Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học là ngành chiếm quyền số cao nhất trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tuy nhiên, tốc độ tăng của nhóm ngành này trong năm 2023 không ổn định. Trong những tháng đầu năm chỉ số sản xuất của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học luôn đạt thấp hơn so với cùng kỳ, đặc biệt trong tháng 3 chỉ số sản xuất của ngành này giảm tới 11,4%. Kể từ tháng 8/2023 mới đạt mức tăng trưởng dương và đạt cao nhất vào tháng 12/2023 là 8%.

Qua đó cho thấy những tín hiệu tích cực về sự phục hồi của sản xuất cũng như xuất khẩu đối với các sản phẩm của ngành này, điều này góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất, gián tiếp thúc đẩy phát triển ngành liên quan, nâng cao trình độ lao động, nâng cao trình độ sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế. Tăng trưởng kim ngạch trong xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Trong nhóm ngành khai khoáng, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên là ngành chiếm quyền số cao nhất, đây là một trong những ngành cốt lõi của sản xuất công nghiệp, ngành dầu khí cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp quan trọng khác. Tuy nhiên, trong năm 2023 ngành này chưa thực sự phát triển và được khai thác hết tiềm năng. Đặc biệt từ tháng 7/2023, chỉ số sản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh và đến tháng 12/2023 giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án mỏ khí lớn vẫn còn chậm trễ trong các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn này liên quan đến việc thu xếp vốn và hoàn tất đàm phán thương mại.

 

BẢO HÂN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline