Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 03:11
Thứ ba, 31/10/2023 03:10
TMO - Campuchia sẽ đầu tư vào việc mở rộng quy mô các dự án năng lượng mặt trời và nhập khẩu điện từ các nước láng giềng thông qua kết nối lưới điện trong khu vực để giải quyết sự biến động về sản lượng thủy điện và nhu cầu điện ngày càng tăng.
Thủy điện cung cấp gần một nửa lượng điện sử dụng hằng năm của quốc gia Đông Nam Á này nhưng sản lượng biến động do sự gián đoạn ngày càng thường xuyên liên quan đến thời tiết đã khiến việc đa dạng hóa nguồn nhiên liệu trở nên quan trọng. Sản lượng thủy điện của châu Á năm nay sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ qua, buộc các cơ quan quản lý năng lượng phải vật lộn với nhu cầu điện không ổn định và thời tiết thất thường phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch.
Campuchia sẽ đầu tư vào việc mở rộng quy mô các dự án năng lượng mặt trời và nhập khẩu điện từ các nước láng giềng.
Bộ trưởng Năng lượng Campuchia Keo Rottanak cho biết: Campuchia sẽ tập trung nhiều vào năng lượng mặt trời và gió để bổ sung cho thủy điện, đồng thời tận dụng điều đó với sự kết nối giữa Việt Nam và Lào. Thủy điện có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hoặc hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chính sách của quốc gia này là đưa năng lượng tái tạo, về cơ bản là năng lượng mặt trời, đến mức tối đa mà lưới điện có thể duy trì.
Campuchia sẽ công bố dự án thủy điện có công suất 1.000 MW trong thời gian tới đồng thời cho biết, Campuchia sẽ đóng "vai trò tích cực để đảm bảo các nhà lãnh đạo xem xét lại khái niệm lưới điện ASEAN". Trong nhiều thập kỷ, 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cố gắng để hình thành một mạng lưới khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện đa phương, nhưng tiến bộ chỉ giới hạn ở các thỏa thuận song phương.
Lan Anh
Bình luận