Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 23:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ bảy, 22/02/2025

Cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Thứ ba, 27/08/2024 08:08

TMO - Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, hầu hết các địa phương trên cả nước đều xuất hiện các ca bệnh, nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất lớn. Do đó người dân nên thực hiện một số khuyến cáo từ Bộ Y tế để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả.

Thông tin từ Bộ Y tế, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi-rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi-rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc khiến cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết: Trường hợp nhẹ cơ thể có biểu hiện sốt cao khoảng 39-40 độ, kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Rất khó để hạ sốt. Có ban đỏ, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, bị đi ngoài nhiều lần, xuất huyết tiêu hóa… không kèm theo ho, sổ mũi. Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người ốm đi khám bệnh. Tuyệt đối không tự uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không cạo gió, không kiêng ăn…

Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu: li bì, nôn nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân lạnh... Ngoài ra người bệnh có thể bị đau bụng và buồn nôn liên tục, xuất huyết nội tạng, tụt huyết áp. Nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn, có thể dẫn đến tử vong.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp quan trọng để phòng, tránh bệnh sốt xuất huyết. 

Cách phòng, tránh sốt xuất huyết: Bộ Y tế khuyến cáo người dân, cần nghiêm túc thực hiện những biện pháp để phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Trong đó, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

Bên cạnh đó tiến hành thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. Tổ chức thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Sử dụng muối, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Đồng thời tích cực sử dụng các biện pháp để phòng chống muỗi đốt như mặc quần áo dài tay trong mùa dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, nhất là đối với những người, gia đình đang trong vùng dịch hoặc gần vùng dịch sốt xuất huyết. Khi ngủ, nên ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày, cùng với đó dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...Sử dụng mùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

Đối với người đã bị sốt xuất huyết, cho người bệnh nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. Ngoài ra, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt, mỗi người dân, địa phương cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch để giảm thiểu, phòng chống tối đa dịch bệnh sốt xuất huyết.

 

 

Trà Giang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline