Hotline: 0941068156

Thứ ba, 25/02/2025 21:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ ba, 25/02/2025

Các sản phẩm phụ nữ dùng ít tạo ra phát thải gây hiệu ứng nhà kính hơn nam giới

Thứ bảy, 11/03/2023 17:03

TMO - Theo nghiên cứu của một nhà kinh tế từ ngân hàng Banque de France, phụ nữ có lối sống thải ra ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn nam giới, nhưng lại là những nạn nhân chịu thiệt thòi hơn của tình trạng biến đổi khí hậu.

chuyên gia Oriane Wegner tại Châu Âu cho biết các mặt hàng và khối lượng tiêu dùng của “giới mày râu” là nguồn tạo ra khí nhà kính trung bình nhiều hơn 16% so với những sản phẩm mà chị em phụ nữ tiêu thụ.

Đơn cử, đàn ông có nhiều khả năng đi du lịch bằng xe tự lái đến các điểm nghỉ mát xa hơn; tương tự, nam giới cũng “chịu trách nhiệm” về lượng khí thải CO2 liên quan đến máy bay nhiều hơn so với nữ giới.

Chế độ ăn uống cũng có thể đóng một vai trò, với hàm lượng thịt tiêu thụ tỷ lệ thuận với khối khí phát thải, trong khi theo một cuộc khảo sát tại Thủy Điển năm 2021, 2/3 số người ăn chay (67%) là phụ nữ.

Vào năm 2021, mỗi nam giới độc thân thải ra trung bình 10 tấn khí nhà kính so với chỉ hơn 8 tấn của 1 phụ nữ sống một mình.

Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc, 80% số người buộc phải rời bỏ nhà cửa do thời tiết cực đoan là phụ nữ và tỷ lệ tử vọng của nữ giới cũng cao hơn nam giới trong thiên tai, với ví dụ tham chiếu là cơn bão Katrina năm 2005 ở Mỹ.

Việc đẩy mạnh chính sách Quốc gia và quốc tế sẽ được cải thiện về hiệu quả nếu tính đến các yếu tố về giới trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Về phía phụ nữ, chúng tôi quan sát thấy chi tiêu liên quan đến hàng hóa và dịch vụ có mức phát thải thấp hơn, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồ nội thất và quần áo.Ở chiều hậu quả của biến đổi khí hậu, nam giới và nữ giới cũng không “bình đẳng.” 

 

 

Hồng Ánh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline