Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/07/2025 07:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Thứ sáu, 18/07/2025

Các quốc gia khu vực châu Phi nỗ lực bảo tồn Di sản Thế giới

Thứ năm, 17/07/2025 11:07

TMO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định đưa ba di sản nổi bật của châu Phi ra khỏi Danh sách Di sản Thế giới đang bị đe dọa, cho thấy những nỗ lực trong công tác bảo tồn di sản tại các quốc gia ở khu vực này.

Ba di sản này bao gồm: Rừng nhiệt đới Atsinanana (Madagascar), Khu khảo cổ Abu Mena (Ai Cập) và Phố cổ Ghadamès (Libya). Kể từ năm 2021, UNESCO đã hỗ trợ các nước châu Phi trong việc cải thiện tình trạng của nhiều di sản.

Trước ba địa điểm vừa được rút khỏi danh sách cảnh báo, các di sản như: Vườn quốc gia Garamba (Cộng hòa Dân chủ Congo), Khu bảo tồn động vật hoang dã Rwenzori (Uganda) và Vườn quốc gia Niokolo-Koba (Senegal) cũng đã từng bước thoát khỏi tình trạng bị đe dọa. Việc ba địa danh mới của Madagascar, Ai Cập và Libya được gỡ cảnh bá” lần này tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của UNESCO đối với châu Phi  một trong những trọng tâm ưu tiên trong chiến lược toàn cầu về bảo tồn di sản.

Trong đó, rừng mưa Atsinanana mang giá trị sinh học vô cùng đặc biệt với hàng trăm loài sinh vật đặc hữu, trong đó nổi bật là các loài vượn cáo chỉ có ở Madagascar. Từ năm 2010, khu rừng này bị đưa vào Danh sách Di sản bị đe dọa do tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp, buôn bán gỗ mun, gỗ cẩm lai và nạn phá rừng lan rộng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Madagascar đã triển khai kế hoạch hành động dài hạn: Siết chặt quản lý tài nguyên, giám sát bằng vệ tinh, tăng cường tuần tra địa phương và khống chế hiệu quả nạn khai thác gỗ lậu.

Các quốc gia khu vực châu Phi nỗ lực bảo tồn Di sản Thế giới (Ảnh minh họa). 

Abu Mena, một trung tâm hành hương cổ xưa và là cái nôi của đời sống tu viện Kitô giáo, được UNESCO ghi danh Di sản Thế giới từ năm 1979. Vào năm 2001, khu di sản này bị liệt vào danh sách đang bị đe dọa khi mực nước ngầm dâng cao bất thường, gây sụt lún, làm hư hỏng nhiều cấu trúc cổ, do tác động của các phương pháp canh tác và tưới tiêu không phù hợp từ các trang trại xung quanh.

Đến năm 2021, với sự tài trợ từ Quỹ Di sản Thế giới của UNESCO, một hệ thống bơm và thoát nước quy mô lớn đã được lắp đặt, giúp kiểm soát mực nước ngầm. Đặc biệt, kế hoạch bảo tồn tổng thể hoàn thiện vào năm 2024 đã mở ra cơ hội cho việc quản lý bền vững khu di sản, với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương trong các hoạt động giám sát, bảo vệ.

Còn Phố cổ Ghadamèsà một trong những thành phố ốc đảo cổ nhất vùng Sahara, được UNESCO công nhận Di sản Thế giới từ năm 1986. Thành phố từng bị xếp vào Danh sách Di sản đang bị đe dọa từ năm 2016 do ảnh hưởng của xung đột vũ trang, cháy lớn và thiên tai. 

Trong những năm qua, chính quyền địa phương phối hợp với các đối tác quốc tế đã tiến hành hàng loạt công trình trùng tu quy mô lớn. Các tòa nhà lịch sử, hệ thống đường ống, cơ sở hạ tầng truyền thống được sửa chữa; đồng thời, các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản, xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro cũng được triển khai để đảm bảo tính bền vững lâu dài.../.

 

Thu Trang 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline