Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 14:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Các nguồn năng lượng tái tạo chiếm ưu thế tại khu vực châu Âu

Thứ năm, 02/02/2023 04:02

TMO - Dù đối mặt với khủng hoảng kép về thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga và sự sụt giảm sản lượng điện, các nước Châu Âu không quay trở lại sử dụng nhiệt điện than như dự báo mà tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo ở mức kỷ lục trong năm 2022.

Theo báo cáo Đánh giá điện năng châu Âu do Tổ chức tư vấn năng lượng Ember công bố điện gió và điện mặt trời đã tạo ra sản lượng điện kỷ lục, chiếm 1/5 (22%) tổng sản lượng điện của EU vào năm 2022, lần đầu tiên vượt qua điện khí (20%). Tỷ trọng điện than chỉ tăng 1,5 điểm phần trăm với sản lượng điện chiếm 16% sản lượng điện của EU vào năm 2022, trong đó sản lượng trong 4 tháng cuối năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm ngoái do châu Âu ngăn chặn nguy cơ quay trở lại điện than sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022.

Mức tăng trưởng kỷ lục về điện gió và điện mặt trời đã giúp 20 quốc gia trong khối Liên minh châu Âu bù đắp mức thiếu hụt từ thủy điện và điện hạt nhân. Sản xuất năng lượng mặt trời tăng nhanh nhất, với mức tăng kỷ lục 39 TWh (+24%) vào năm 2022 - gần gấp đôi kỷ lục trước đó - giúp EU tiết kiệm 10 tỷ Euro chi phí khí đốt.

Các nguồn năng lượng tái tạo chiếm ưu thế tại khu vực châu Âu

Tuy nhiên, nhu cầu điện của EU đã giảm 7,9% trong quý cuối cùng của năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (-56 TWh). Chỉ 1/6 sản lượng thiếu hụt từ năng lượng hạt nhân và thủy điện được đáp ứng bằng nhiệt điện than. Sản lượng điện than tăng 7% (+28 TWh). Mức tăng này là không đáng kể, chỉ bổ sung 0,3% vào sản lượng điện than toàn cầu. Do đó, lượng phát thải của ngành điện của EU đã tăng 3,9% (+26 MtCO2) vào năm 2022 so với năm 2021.

Điện than ở EU đã giảm trong cả bốn tháng cuối năm 2022, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. 26 tổ máy điện than được đặt ở chế độ chờ khẩn cấp sẵn sàng cho mùa đông chỉ hoạt động ở mức trung bình 18% công suất. Mặc dù đã nhập khẩu thêm 22 triệu tấn than trong suốt năm 2022, nhưng EU chỉ sử dụng một phần ba trong số đó. Các quốc gia cam kết loại bỏ dần than như trước cuộc khủng hoảng.

Các dấu hiệu mới nhất từ ngành công nghiệp cho thấy, vào năm 2023, quá trình chuyển đổi sang năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Châu Âu sẽ tăng tốc để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong khi đó, sản lượng thủy điện cũng như điện hạt nhân của Pháp sẽ phục hồi.

 

 

Minh Vân 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline