Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 08:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Các địa phương tích cực phòng chống rét đậm, rét hại cho đàn vật nuôi

Thứ sáu, 26/01/2024 07:01

TMO - Để chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho đàn vật nuôi, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để đàn vật nuôi sinh trưởng phát triển, tăng sức đề kháng nhằm chống rét.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn... và thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, tính đến 19h50 ngày 25/1, đợt rét đậm, rét hại này đã làm 161 con gia súc bị chết, tăng 123 con so với ngày 24/1; trong đó tỉnh Lạng Sơn có 123 con gia súc bị chết. 

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cho biết ngay từ đầu tháng 1, tỉnh đã có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong tỉnh chủ động công tác phòng chống rét cho gia súc, vật nuôi; thành lập đoàn công tác đến các địa bàn trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thủy sản. Đặc biệt yêu cầu ngành nông nghiệp tỉnh cử cán bộ chuyên môn bám sát địa bàn, phản ứng nhanh, xử lý kịp thời khi vật nuôi, động vật thủy sản, cây trồng bị thiệt hại do rét đậm, rét hại và dịch bệnh gây ra.

Tại tỉnh Lào Cai, đợt rét đậm, rét hại đang khiến các hộ chăn nuôi trong tỉnh, nhất là ở các địa phương vùng cao đang phải triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ đàn gia súc. Đối với huyện Mường Khương, nhiệt độ ngoài trời ở một số xã vùng cao như Cao Sơn, La Pan Tẩn, Lùng Khấu Nhin xuống dưới 3 độ C, rét đậm, rét hại khiến người chăn nuôi phải căng sức, sử dụng các biện pháp kỹ thuật đã được hướng dẫn để bảo vệ đàn gia súc. 

Qua rà soát, thống kê, tổng đàn gia súc lớn của huyện là 11.946 con (đàn trâu là 8.775 con, chiếm 73,46%; đàn bò là 2.974 con, chiếm 24,9%; đàn ngựa là 197 con, chiếm 1,64%). Hầu hết các hộ nuôi gia súc đều dự trữ rơm khô, với số hộ dự trữ được thức ăn cho gia súc lớn là 4.139/4.201 hộ, chiếm 99,81% (số hộ dự trữ từ 200 kg thức ăn/con trở lên là 2.875 hộ; số hộ dự trữ dưới 200 kg thức ăn/con là 1.318 hộ; số hộ chưa dự trữ thức ăn cho gia súc 8 hộ); diện tích trồng cỏ hiện có trên địa bàn huyện 136 ha/1.973 hộ; diện tích gieo ngô dày là 9 ha/103 hộ.

Ngành NN&PTNT các tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để đàn vật nuôi sinh trưởng phát triển, tăng sức đề kháng nhằm chống rét. 

Tại các xã vùng thấp, đa số các hộ dân đều đầu tư xây dựng chuồng nuôi nhốt gia súc tương đối kiên cố, vệ sinh sạch sẽ, che chắn chuồng trại đảm bảo. Đối với các xã vùng cao, số hộ có chuồng trại kiên cố không nhiều, chủ yếu là chuồng tạm, việc che chắn gió lùa và vệ sinh chuồng nuôi còn hạn chế. Tổng số hộ có chuồng trại nuôi đại gia súc 4.003/4.201 hộ, chiếm 95,29% (chuồng kiên cố đảm bảo phòng, chống rét là 3.062 hộ, chiếm 72,9%; chuồng tạm chưa đảm bảo phòng, chống rét là 941 hộ, chiếm 22,4%). Để bảo vệ đàn gia súc trong thời tiết rét đậm, rét hại, nhiều hộ nuôi gia súc ở các địa phương vùng cao thị xã Sa Pa đã chủ động đưa gia súc về các xã vùng thấp, dựng lều lán, cắt cỏ, chuẩn bị củi để sưởi ấm cho gia súc trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.

Thông tin từ Văn phòng Ban chấp hành về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn tỉnh tiếp tục chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh mạnh, gió Đông đến Đông Bắc cấp 2, trời rét hại. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 5 - 8 độ C, vùng núi cao từ 3 - 6 độ C. Đợt rét hại diện rộng có thể kéo dài đến khoảng ngày 27 - 28/01, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá. Trước tình hình trên Ban chỉ huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh. Văn phòng Thường trực Ban chấp hành về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn thường xuyên cập nhật, chuyển các bản tin cảnh báo đến các địa phương, Ban chỉ huy, cơ quan thường trực cấp huyện đã kịp thời tổ chức kiểm tra công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho vật nuôi tại các xã, chỉ đạo tuyên truyền cho người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho người và vật nuôi.

Do ảnh hưởng rét đậm, rét hại của đợt không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh xuống thấp từ 0 đến 5 độ C, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và vật nuôi. Theo thống kê, Bình Liêu có 2.209 con trâu, 2.901 con bò, 3.758 con lợn và hơn 105.000 con gia cầm các loại. Ngay từ đầu mùa đông, huyện Bình Liêu đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời trên các phương tiện để mọi người dân biết, chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại.

Huyện thành lập các tổ công tác xuống các thôn, bản, khu phố để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người, cho gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi và cây trồng, đặc biệt chú trọng các thôn, bản vùng cao. Huyện hướng dẫn nhân dân về áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, vào những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C, tuyệt đối không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do; đưa trâu, bò về nuôi nhốt để kiểm soát, chăm sóc, quản lý; áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm, nên dùng bao tải, tấm chăn để may làm áo choàng chống rét cho gia súc. Ngoài ra, những ngày rét đậm, cần đun nước ấm cho trâu, bò uống, bổ sung thêm muối ăn với định lượng 5 gram/100kg trọng lượng cơ thể nhằm tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng.

Các hộ chăn nuôi cần tăng cường sưởi ấm bằng bóng điện, đệm lót; vệ sinh chuồng trại thường xuyên... 

Tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa toàn huyện có gần 9.000 con trâu, bò; 53.496 con lợn; 3.925 con dê; hơn 521.000 con gia cầm. Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn GSGC trong mùa đông, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi ngay từ đầu mùa. Trong những ngày được dự báo nhiệt độ giảm sâu, phòng cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cử cán bộ xuống các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho GSGC, nhất là tại các xã vùng sâu như: Thanh Sơn, Thanh Phong, Thanh Lâm...

Trong đó, chú trọng hướng dẫn các hộ chăn nuôi dự trữ thức ăn tinh, thức ăn ủ chua, tận dụng thêm các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như lá mía, lá ngô, thân cây chuối... để chế biến thức ăn dự trữ cho gia súc trong những ngày giá rét. Bên cạnh đó, không chăn thả, cho trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại, che chắn kín xung quanh chuồng, ủ ấm; áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm. Đối với gia cầm, cần tăng cường sưởi ấm bằng bóng điện, đệm lót; vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phun khử trùng, tiêu độc và tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ thú y. 

Tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa), hầu hết người chăn nuôi trên địa bàn đã có kinh nghiệm trong việc phòng chống rét cho đàn vật nuôi. Thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân các xã, thị trấn đã chủ động dự trữ nguồn thức ăn, cải tạo, che chắn chuồng trại để đảm bảo kín gió, tránh mưa tạt, giữ nền chuồng luôn khô ráo sạch sẽ; sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... Các hộ chăn nuôi cũng tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già yếu, gia súc non. Huyện đang tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động theo dõi những diễn biến của thời tiết để có các biện pháp tuyên truyền, đôn đốc cho bà con trong việc phòng chống đói, rét cho trâu, bò, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân... 

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết những năm gần đây, công tác phòng chống rét cho vật nuôi đã được các địa phương tích cực triển khai thông qua việc dành nguồn ngân sách nhất định phục vụ cho công tác phòng chống rét cho gia súc; trong đó, có việc hỗ trợ làm chuồng trại, cây rơm dự trữ làm thức ăn cho gia súc trong mùa rét. Đồng thời, các địa phương còn chủ động hướng dẫn người dân cách chế biến, dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại cho trâu, bò... Hơn nữa, nhận thức của người dân trong việc phòng chống đói, rét cho gia súc đã được nâng cao.

Trước đó, Cục Chăn nuôi đưa ra khuyến cáo và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cấp bách phòng, chống rét đậm, rét hại cho vật nuôi. Đồng thời lưu ý các địa phương trong những ngày rét đậm, rét hại có thể may áo cho trâu, bò bằng các loại chăn, áo cũ; bao tải gai hoặc các vật liệu khác. Diện tích may có thể che chắn tối đa cho phần lưng, vai, ngực và bụng cho trâu bò, đặc biệt là bê, nghé dưới 12 tháng tuổi..

 

 

Đức Minh 

 

 

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline