Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 19:11
Thứ tư, 24/08/2022 11:08
TMO – Vùng ven biển tỉnh Cà Mau được nhận định sẽ tiếp tục hứng chịu thời tiết cực đoan gây sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của đê biển Tây.
Trước tình hình sạt lở đê biển, chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang tập trung triển khai mọi giải pháp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân vùng ven biển. Tại khu vực ven biển huyện U Minh (Cà Mau), sóng dữ đánh trực diện vào hai bên mạn sườn bờ biển xã Khánh Hội. Tuy nhiên, sạt lở bờ biển không xảy ra như nhiều nơi khác, bởi có lớp kè bằng đá chất chồng lên nhau, áp sát vào mặt bờ. Loại công trình nêu trên có tên gọi là kè đá khan.
(Ảnh minh hoạ)
Mô hình kè đá khan được ngành chức năng địa phương triển khai từ năm 2020 đến nay, kinh phí mỗi km kè từ 7-9 tỷ đồng (tùy thời giá vật tư). Ưu điểm của mô hình kè này là chi phí thấp, thi công nhanh ứng phó với sạt lở khẩn cấp. Qua thực tế quan trắc, tại những vị trí triển khai kè chưa ghi nhận cây rừng bị chết do tác động của sóng biển, bảo vệ an toàn đai rừng phòng hộ phía bên trong, góp phần bảo vệ an toàn đê biển.
Đê biển Tây của Cà Mau dài hơn 100km, qua địa phận ven biển huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh. Dọc tuyến đê, dãy rừng phòng hộ ven biển còn thưa thớt. Khá nhiều vị trí bị sạt lở nghiêm trọng, cây rừng bị sóng dữ bứng gốc, nằm la liệt… chờ chết. Trong số đó, khoảng 14km không còn đai rừng phòng hộ, hoặc đai rừng chỉ còn từ 2 đến 10m là đến tận chân đê.
Tại các khu vực đai rừng còn rất mỏng hoặc không còn rừng phòng hộ, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, từ năm 2012 đến nay, ngành chức năng Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp công trình bảo vệ đê biển Tây, tạo bãi bồi nhằm khôi phục đai rừng phòng hộ. Đến nay, hàng chục công trình đã hoàn thành, tổng chiều dài hơn 20km với nguồn lực đầu tư khoảng hơn 600 tỷ đồng.
Vũ Kim
Bình luận