Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 21:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Về đích xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy, 24/12/2022 19:12

TMO – Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai đồng bộ các giải pháp, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị để chỉ đạo, thực hiện. Qua đó, thành phố có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia tích cực của nhân dân và sự đồng thuận ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình của thành phố giai đoạn 2011-2020 gần 35.897 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp hơn 868 tỷ đồng.

Kết quả, thành phố Buôn Ma Thuột có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; xã Hòa Thuận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thành phố Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020 theo Quyết định 770/QĐ-TTg ngày 24/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Mô hình trồng cà phê hữu cơ ở xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: T. Công

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới làm diện mạo thành phố thay đổi và chuyển biến tích cực. Hệ thống giao thông được đảm bảo theo chuẩn nông thôn mới với 100% (112,98 km) đường xã và đường từ trung tâm xã đến thành phố được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 85,14% đường trục thôn, buôn và đường liên thôn, buôn được cứng hóa. Thực hiện chương trình, thành phố đã đầu tư xây dựng 20 công trình thủy lợi; nâng cấp, kiên cố hóa hơn 94,32 km kênh. Hệ thống đường dây, trạm biến áp được đầu tư cải tạo và nâng cấp, đảm bảo 100% các xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn.

Số trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 92,68%. Cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư; 8/8 xã và 97/97 thôn, buôn được đầu tư xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, hội trường thôn. Thành phố không còn hộ dân sống trong nhà tạm, nhà dột nát; 88,3% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực y tế được quan tâm đầu tư.

Bên cạnh đó, thành phố đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến nay, trên 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, tạo thành các vùng sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao. 100% các xã trên địa bàn có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực. Trên địa bàn có khu công nghiệp của tỉnh và các cụm công nghiệp của thành phố. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ để phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt, giải trí… giải quyết việc làm cho trên 4.000 lao động.

Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người toàn thành phố đạt 96,3 triệu đồng; tăng 2,45 lần so với năm 2015. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên địa bàn 8 xã là 2,74% (854/31.119 hộ); đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 giảm còn 0,47% (158/33.409 hộ). Số lao động có việc làm thường xuyên của 8 xã đạt tỷ lệ 99,73%. Ngoài ra, thành phố phát động nhân dân xây dựng được 14 con đường hoa, 21 tuyến đường phụ nữ tự quản, trồng cây xanh tạo cảnh quan. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, các giá trị văn hóa được giữ gìn và phát huy có hiệu quả.

 

 

PV và CTV

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline