Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Brazil thử nghiệm trồng lúa mì biến đổi gen

Thứ hai, 13/03/2023 12:03

TMO - Cơ quan nghiên cứu cây trồng Brazil (Embrapa) thông báo, Brazil đang thử nghiệm nhiều loại lúa mì biến đổi gen, có khả năng chịu thiếu nước tốt hơn, nhằm tăng sản lượng ngũ cốc trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu giảm.

Brazil là một trong những thị trường tiêu dùng và xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới. Cụ thể, Cơ quan An toàn sinh học Brazil đã cấp phép canh tác và thương mại hóa (có giới hạn) đối với giống lúa mì biến đổi gen HB4 do tập đoàn sinh học Bioceres của Argentina phát triển. Quyết định được đưa ra sau khi giới chức Brazil hoàn thành đánh giá đầy đủ về tính an toàn của giống lúa mì HB4. Theo Bioceres, trong điều kiện hạn hán, lúa mì biến đổi gen của họ cho năng suất cao hơn so với các giống thông thường, với mức cải thiện năng suất trung bình 43%.

Brazil thử nghiệm lúa mì biến đổi gen trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. 

Brazil chủ yếu sử dụng hạt giống biến đổi gen trong gieo trồng đậu nành và ngô, hai loại sản phẩm chủ lực khác của đất nước, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ này với lúa mì từng bị người tiêu dùng phản đối với lý do lúa mì là sản phẩm mà con người tiêu thụ trực tiếp, thay vì sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Việc trồng thử nghiệm được bắt đầu ngay sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nước xuất khẩu ngũ cốc chủ chốt của thế giới, khiến giá lúa mì tăng vọt lên mức gần kỷ lục. Chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro muốn giảm sự phụ thuộc của Brazil vào nhập khẩu lúa mì của Argentina và tăng xuất khẩu.

Brazil là nước xuất khẩu đậu nành lớn nhưng lại là nước nhập khẩu ròng lúa mì. Khoảng 90% lúa mì được sản xuất ở Brazil phát triển ở phía Nam của đất nước, nơi có điều kiện ẩm ướt hơn. Nếu có thể trồng lúa mì ở miền Bắc, sản lượng ngũ cốc của Brazil sẽ tăng trưởng mạnh. Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, hơn 70% người dân Brazil cho biết sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm làm từ lúa mì biến đổi gen.  

 

 

Đức Tiến 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline