Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Brazil đối diện nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm diện rộng

Thứ tư, 13/12/2023 07:12

TMO - Giới chức Brazil cho biết gần 1.000 con sư tử biển và hải cẩu chết vì cúm gia cầm ở miền Nam nước này, làm dấy lên quan ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Tại bang Rio Grande do Sul ở cực Nam Brazil, giới chức xác nhận 942 con sư tử biển và hải cẩu chết vì cúm gia cầm độc lực cao (HPAI). Theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu Hải dương thuộc Đại học Liên bang Rio Grande, xác của động vật chết cần được tiêu hủy và chôn lấp càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm sang người hoặc những loài động vật khác.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy một số động vật có vú ở biển đang bị co giật dọc theo các bãi biển địa phương khi virus cúm gia cầm tấn công hệ thần kinh của chúng. Hồi tháng 5, quốc gia Nam Mỹ này lần đầu tiên xác nhận những trường hợp cúm gia cầm độc lực cao ở các loài chim hoang dã. Bộ Nông nghiệp nước này thông báo rằng các biện pháp phòng ngừa được thực hiện đã ngăn chặn sự bùng phát của dịch cúm gia cầm ở các trang trại gia cầm thương mại.

Giới chức Brazil cho biết gần 1.000 con sư tử biển và hải cẩu chết vì cúm gia cầm ở miền Nam nước này. 

Việc dịch bùng phát có thể dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu đối với Brazil, nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, virus cúm gia cầm vẫn lây lan sang các loài động vật khác, gồm chim biển, sư tử biển và hải cẩu. Ngoài ra, nhà chức trách còn tìm thấy xác cá heo chuột và chim cánh cụt chết trôi dạt vào bờ biển, song chưa xác nhận liệu hai loài này có kết quả xét nghiệm dương tính đối với virus cúm gia cầm hay không. 

Trước đó, vào tháng 9 vừa qua, nhà chức trách xác nhận sư tử biển và hải cẩu chết tại bang Rio Grande do Sul vì liên quan đến cúm gia cầm độc lực cao. Dịch cúm gia cầm vẫn đang hoành hành tại 3 thị trấn thuộc bang này. Theo giới khoa học, sự lây lan cúm gia cầm giữa các loài động vật có vú ở biển dường như bắt đầu ở Peru, sau đó virus lây lan sang Nam Mỹ, ảnh hưởng đến động vật hoang dã ở Chile, Argentina, Uruguay và bây giờ là Brazil.

Bộ Nông nghiệp Brazil báo cáo có 148 đợt bùng phát HPAI ở nước này, chủ yếu ở các khu vực dọc theo bờ biển, đồng thời tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng để ngăn chặn căn bệnh này. Bộ Nông nghiệp Brazil lưu ý rằng "cúm gia cầm chưa được coi là bệnh đặc hữu ở Brazil".

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline