Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/07/2025 07:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/07/2025

Bình Thuận thúc đẩy sản xuất thanh long bền vững

Thứ bảy, 03/02/2024 07:02

TMO - Những thành công bước đầu trong việc trồng thanh long giảm phát thải khí nhà kính, truy xuất dấu chân carbon ở Bình Thuận là nền tảng để hoạt động sản xuất nông nghiệp địa phương này nói riêng và ngành Nông nghiệp nước ta nói chung trong phát triển xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Việt Nam hiện là một trong số các nước đang phát triển đưa ra các cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm: Cam kết về Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; cam kết tham gia sáng kiến Giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu; cam kết thực hiện Tuyên bố Glasgrow về rừng và sử dụng đất nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng mất rừng. Tại Hội nghị COP28, Việt Nam đã cùng với hơn 140 quốc gia thông qua “Tuyên bố Emirates về Nông nghiệp bền vững, Hệ thống Lương thực thực phẩm có khả năng chống chịu và Hành động vì khí hậu”.

Như vậy, có thể thấy việc chuyển đổi nông nghiệp và hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam nói chung và chuỗi giá trị ngành hàng nói riêng như thanh long theo hướng xanh, carbon thấp, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu, tích hợp đa giá trị với hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch gắn với quá trình chuyển đổi số… là một tất yếu và góp phần vào thực hiện các chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia và các cam kết quốc tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Những năm qua biến đổi khí hậu đã tác động đến tình hình sản xuất nông nghiệp, dẫn đến đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh, sự gia tăng ô nhiễm môi trường tác động xấu đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Do đó, dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các-bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam” được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc thực hiện tại 2 tỉnh: Bình Thuận và Bạc Liêu vào năm 2021. Qua đó, nhằm tạo ra sự chuyển biến lớn về cách tiếp cận phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững hơn.

Tỉnh Bình Thuận hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương sản xuất với tiêu chuẩn VietGAP. 

Riêng tại Bình Thuận, kinh phí dự án được phê duyệt trên 6,9 tỷ đồng. Dự án có 4 hoạt động chính, gồm: Thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng liên kết chuỗi thanh long theo hướng phát thải các bon thấp, bền vững và chống chịu với rủi ro khí hậu; Quảng bá, phát triển cho thương hiệu sản phẩm thanh long tỉnh Bình Thuận; Hợp tác trong thúc đẩy chuyển đổi số trong việc quản lý và sản xuất thanh long; Kêu gọi nguồn tài chính xanh và các cơ chế ưu đãi tài chính để đầu tư cho các công nghệ sản xuất và chế biến thân thiện môi trường, phát thải các bon thấp.

Sau khi có đánh giá chuyên sâu về chuỗi cung ứng, sử dụng công nghệ giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Bình Thuận đã xây dựng kế hoạch ban đầu để phục hồi xanh sau COVID-19, đồng thời, tiếp tục chuyển chuỗi cung ứng thanh long sang các hoạt động với mục tiêu bền vững. Cụ thể, tỉnh đã triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; sản xuất và chế biến được áp dụng hệ thống truy suất nguồn gốc và mã QR để cung cấp thông tin về nguồn gốc, chất lượng và trách nhiệm môi trường của sản phẩm; sử dụng bóng đèn LED tiết kiệm năng lượng; tập huấn, đào tạo nông dân chuyển đổi thực hành sản xuất canh tác theo hướng bền vững và phát thải cạc bon thấp.

Qua dự án, đã có trên 80.000 bóng đèn LED 9W tiết kiệm năng lượng được chuyển đổi với 100% hộ thành viên tại các HTX chuyển đổi từ bóng đèn Compact sang sử dụng đèn Led 9w, tiết kiệm được hơn 50% điện năng tiêu thụ, góp phần giảm tới 68% lượng khí thải; áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước đã giảm 41,67% lượng nước sử dụng; đẩy mạnh công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng xanh qua lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để phục vụ đóng gói sản phẩm và phục vụ tưới.

Nhiều diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh áp dụng hệ thống truy suất nguồn gốc và mã QR để cung cấp thông tin về nguồn gốc, chất lượng. 

Đặc biệt, dự án đã giới thiệu một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, cung cấp thông tin cập nhật về nguồn gốc và chứng nhận chất lượng sản phẩm, cũng như truy xuất lượng khí thải các bon trên mỗi quả thanh long. Từ 50 ha ban đầu, hệ thống đã được áp dụng cho 269 ha trang trại đạt chứng nhận Global G.A.P, giúp sản phẩm thanh long Bình Thuận đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường quốc tế.

Được biết, hiện Bình Thuận có diện tích và sản lượng thanh long đứng đầu cả nước với diện tích khoảng 27.787 ha, sản lượng trên 600.000 tấn/năm. Trong những năm qua, thanh long Bình Thuận đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh, góp phần trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống của nông dân.

Để tiếp tục duy trì nhân rộng các chuỗi hoạt động nhằm phát triển bền vững ngành hàng thanh long trong thời gian tới cần chuyển đổi nông nghiệp theo hướng xanh, các bon thấp, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; tích hợp đa giá trị với hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch gắn với quá trình chuyển đổi số và liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong các chuỗi giá trị là xu thế tất yếu. Qua đó, góp phần thực hiện các chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia và các cam kết quốc tế của nông nghiệp Việt Nam.

 

 

Lê Hằng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline