Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 18:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Bình Dương: 3 cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 09/03/2024 17:03

TMO - Cây trôm, kơ nia và đa cổ thụ có tuổi đời từ 140 đến 200 năm tại TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo đề xuất của Hội đồng Cây Di sản, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa công nhận 3 cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi tại Bình Dương là Cây Di sản Việt Nam. 

Cụ thể, công nhận Cây Di sản Việt Nam với cây kơnia 200 năm tuổi, cây đa 140 năm tuổi nằm trong khuôn viên ngôi đình thần Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một), và cây trôm 150 năm tuổi (thuộc khuôn viên trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương, TP.Thủ Dầu Một).

Cây kơ nia và cây đa trong khuôn viên ngôi đình thần Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam. 

Cây kơ nia hiện nay khoảng trên 200 năm tuổi. Thân cây to, thẳng tắp sừng sững, vươn cao, có nhiều cành vươn rộng ra bốn phía. Các tán cây vươn xa phủ bóng mát. Chu vi vòng quanh thân cây tại vị trí ngang ngực (cao 1,3m), đường kính thân cây rộng 1,38m; chiều cao cây ước tính 37m; chiều rộng tán cây khoảng 30-32m.

Cây đa Di sản có hệ thống rễ buông cắm sâu xuống đất. 

Cây đa khoảng 140 năm tuổi, có hệ thống rễ buông cắm sâu xuống đất, ôm bám sát xung quanh thân. Cây có nhiều cành, tán vươn rộng tỏa bóng mát. Thân cây tại vị trí ngang ngực có đường kính 9,6m; chiều cao cây ước tính khoảng 27m; chiều rộng tán cây khoảng 30-40m toả về các hướng khác nhau.

Nét độc đáo là cây kơ nia được cây đa ôm chùm lấy thân, các cụ cao niên trong phường Tương Bình Hiệp gọi hai Cây Di sản này là cây “đoàn kết”, bởi chúng gắn bó thân thuộc bên nhau, cùng phát triển và trường tồn với thời gian.

Lễ công bố Cây Di sản Việt Nam đối với cây kơ nia 200 năm tuổi và cây đa 140 năm tuổi. 

Nhờ được chăm sóc và bảo vệ tốt bởi nhiều thế hệ người dân trong vùng nên hiện nay cây kơ nia và cây đa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, tỏa bóng mát tại khuôn viên Di tích lịch sử cấp tỉnh đình thần Tương Bình Hiệp (khu phố 2, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Cây cổ thụ kơ nia và cây đa của đình thần Tương Bình Hiệp như một minh chứng lịch sử hàng trăm năm qua với nhiều thăng trầm.

Cũng trong ngày 8/3, tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam với cây trôm cổ thụ có tuổi đời khoảng 150 tuổi thuộc khuôn viên trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương.

Cây trôm trong khuôn viên Trường Trung cấp Mỹ Thuật - Văn hóa Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam. 

Cây trôm có chu vi thân chính 3,2m; chu vi gốc cây 5,2m; chiều cao khoảng 25m; đường kính tán khoảng 25m. Thân cây trôm với bề mặt gồ ghề, xù xì được bao bọc xung quanh bởi rất nhiều loại cây sống tầm gửi, cây có nhiều nhánh rất to hướng về các phía, phần rễ hướng về sân trường, nguyên do trước đây cây Trôm nằm sát sông, nên phần rễ bám vào đất liền.

Việc cây kơ nia và cây đa, cây trôm được công nhận là Cây Di sản Việt Nam tạo điều kiện cho các thế hệ người dân, du khách, học sinh, sinh viên tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là điểm đến lý tưởng đối với loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn của tỉnh Bình Dương.​

Thông tin từ ban lãnh đạo UBND phường Tương Bình Hiệp cho biết, việc công nhận Cây Di sản góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng, hướng tới bảo tồn những giá trị về văn hoá, lịch sử, bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như đánh thức tiềm năng tham quan, du lịch văn hóa, quảng bá, giới thiệu hình ảnh địa phương. 

 

 

CTV và PV

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline