Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 09:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Biến đổi khí hậu làm tăng số ca mắc sốt rét

Thứ bảy, 02/12/2023 04:12

TMO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo biến đổi khí hậu và các tác động của nó, đặc biệt là thời tiết khắc nghiệt và sóng nhiệt sẽ gây tác động đáng kể đến tiến độ của công tác chống bệnh sốt rét.

Công bố Báo cáo Sốt rét Thế giới năm 2023 khi các quốc gia tập trung tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, COP28, WHO cho biết mặc dù khả năng tiếp cận phòng chống sốt rét đã mở rộng hơn nhưng ngày càng có nhiều người mắc bệnh.

WHO ghi nhận 249 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét vào năm 2022, tăng 2 triệu so với năm 2021 và vượt mức 233 triệu người vào năm 2016. Điều đó chủ yếu là do sự gián đoạn sức khỏe cộng đồng do COVID-19 gây ra, khủng hoảng nhân đạo, tình trạng kháng thuốc cũng như tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Báo cáo của WHO cũng đề cập sâu đến mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và bệnh sốt rét, lưu ý những thay đổi về hành vi và tỷ lệ sống sót tăng lên của muỗi Anopheles thông qua nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa tăng lên.

Biến đổi khí hậu, đặc biệt là thời tiết khắc nghiệt và sóng nhiệt sẽ gây tác động đáng kể đến tiến độ của công tác chống bệnh sốt rét. 

Theo WHO, các hiện tượng thời tiết cực đoan, như sóng nhiệt và lũ lụt, cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự lây truyền và gánh nặng bệnh tật. Cơ quan này dẫn chứng, trận lũ lụt thảm khốc năm 2022 ở Pakistan đã khiến số ca sốt rét ở nước này tăng gấp 5 lần. Ethiopia, Nigeria, Papua New Guinea và Uganda cũng ghi nhận số ca sốt rét gia tăng đáng kể.

WHO cũng tuyên bố biến đổi khí hậu có thể có tác động gián tiếp đến xu hướng sốt rét, do các yếu tố như giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ sốt rét thiết yếu và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng màn tẩm thuốc và vắc xin. Ngoài ra, sự dịch chuyển dân số liên quan đến biến đổi khí hậu cũng có thể dẫn đến gia tăng các ca sốt rét khi những cá nhân không có khả năng miễn dịch di cư đến các vùng đang có dịch bệnh.

Trong khi biến đổi khí hậu gây ra rủi ro lớn, WHO cũng nhấn mạnh cần phải thừa nhận vô số mối đe dọa khác đối với cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét. Báo cáo đã trích dẫn những thành tựu như việc triển khai theo từng giai đoạn vắc xin sốt rét đầu tiên được WHO khuyến nghị, RTS, S/AS01, ở ba quốc gia châu Phi. Theo WHO, một đánh giá đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sốt rét nghiêm trọng giảm đáng kể và tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ do mọi nguyên nhân giảm 13% ở những khu vực đã tiêm vắc xin so với những khu vực chưa tiêm vắc xin.

Ngoài ra, vắc xin sốt rét an toàn và hiệu quả thứ hai, R21/Matrix-M, đã được phê duyệt vào tháng 10/2023, dự kiến sẽ tăng nguồn cung và cho phép triển khai vắc xin trên quy mô lớn trên khắp châu Phi, nơi tập trung hầu hết các ca bệnh. Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao phổi và sốt rét từng cảnh báo, biến đổi khí hậu và xung đột đang ảnh hưởng đến nỗ lực giải quyết ba căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới là AIDS, lao phổi và sốt rét.

Theo báo cáo kết quả năm 2023 của Quỹ này, các nỗ lực và sáng kiến quốc tế nhằm chống lại những căn bệnh này phần lớn đã phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ông Peter Sands cho rằng những thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và xung đột khiến thế giới có thể sẽ bỏ lỡ mục tiêu chấm dứt những căn bệnh nguy hiểm trên vào năm 2030 nếu không có “những giải pháp đặc biệt”.

 

 

Minh Vân 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline