Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 05:01
Chủ nhật, 15/05/2022 06:05
TMO - Hiện tượng ấm lên toàn cầu có khả năng là nguyên nhân khiến những trận mưa lớn gây ra lũ lụt ở Nam Phi trong tháng 4 tăng 2 lần so với trước đây, khi khí thải gây hiệu ứng nhà kính chưa ảnh hưởng đến Trái đất.
Trong một báo cáo công bố ngày 13/5, các nhà khoa học quốc tế tuyên bố hiện tượng ấm lên toàn cầu có khả năng là nguyên nhân khiến thời gian lặp lại giữa các trận thiên tai có lượng mưa lớn dẫn đến lũ lụt thảm khốc và sạt lở kinh hoàng tại một số địa phương của Nam Phi như tháng trước rút ngắn lại còn một nửa.
Một cây cầu bị phá hủy do vỡ bờ sông ở thị trấn Ntuzuma, thành phố Durban, Nam Phi ngày 13/4. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không có biến đổi khí hậu, các trận mưa với cường độ lớn sẽ xảy ra khoảng 40 năm một lần. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất gần 1,2 độ C kể từ cuối thế kỷ 19 đã rút ngắn khoảng đó xuống còn khoảng 20 năm.
Trận mưa lũ lịch sử trong 6 thập kỷ qua (từ ngày 11-12/4) tàn phá thành phố cảng Durban của Nam Phi, khiến ít nhất 306 người thiệt mạng. Mưa lớn liên tục làm ngập một số khu vực, nhấn chìm đường cao tốc, tàn phá cơ sở hạ tầng trên toàn thành phố, tuyến đường sắt trên toàn tỉnh cũng tê liệt do các trận lở đất. Ước tính hơn 6.000 ngôi nhà bị hư hại do lũ lụt, trên khắp các tỉnh KwaZulu-Natal và Eastern Cape của Nam Phi, gây ra thiệt hại 1,5 tỷ USD.
Các nhà khoa học cho biết, bờ biển phía Đông Nam của châu Phi nằm trên tuyến đầu của các hệ thống thời tiết trên biển, nơi biến đổi khí hậu đang diễn biến xấu hơn. Nước láng giềng ở phía Bắc của Nam Phi là Mozambique đã phải hứng chịu nhiều trận lốc xoáy và lũ lụt trong thập kỷ qua.
Hồng Minh
Bình luận