Hotline: 0941068156
Thứ tư, 09/10/2024 05:10
Thứ sáu, 27/09/2024 08:09
TMO - Biến đổi khí hậu mà cụ thể là tình trạng nóng lên toàn cầu đang khiến các quốc gia tại khu vực Trung Âu ngày càng phải đối diện với nhiều trận mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng hơn.
Theo báo cáo từ World Weather Attribution - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, cho biết, hiện tượng biến đổi khí hậu đang khiến các đất nước tại Trung Âu ngày càng phải đối diện với nhiều trận mưa lớn và lũ lụt tàn khốc hơn.
Báo cáo được đưa ra sau khi nhiều quốc gia Trung Âu vừa phải trải qua một trong những đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất lịch sử. Thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 24 người, đồng thời khiến nhiều thị trấn, làng mạc, công trình chìm trong biển nước. Thiệt hại của đợt lũ lụt lần này dự kiến lên đến hàng tỷ đô la. Bên cạnh đó, sau bốn ngày chịu ảnh hưởng từ bão Boris, Trung Âu còn ghi nhận lượng mưa lớn nhất trong lịch sử. Lượng mưa cũng bao phủ một khu vực rộng lớn bất thường, thậm chí còn lớn hơn cả những trận lũ lịch sử trước đó vào năm 1997 và 2002.
Nhiều quốc gia khu vực Trung Âu vừa phải trải qua một trong những đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất lịch sử.
Chi phí thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt gây ra ở châu Âu đang tăng lên chóng mặt. Các công ty bảo hiểm của Áo ước tính thiệt hại từ trận lũ lụt gần đây có thể lên tới 1 tỷ Euro. Chính phủ Ba Lan đã cam kết 2 tỷ Zloty (468 triệu Euro) dưới dạng "viện trợ miễn phí và không hoàn lại" cho các gia đình để cải tạo nhà ở. Tại Romania, nơi các cộng đồng nghèo hơn phần lớn không được bảo hiểm, chính phủ đã phân bổ 100 triệu RON (20 triệu Euro) cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.
Theo dự báo, với nhiệt độ tăng thêm 1,3 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp, một cơn bão tương tự bão Boris có thể xảy ra trung bình khoảng 100 - 300 năm một lần. Tuy nhiên, nếu mức tăng 2 độ C, điều này có thể dẫn đến lượng mưa tăng ít nhất 5% và tần suất xảy ra cao hơn khoảng 50% so với hiện tại, dự kiến sẽ xảy ra vào những năm 2050.
Đức Thành
Bình luận