Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 13:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Bến Tre: Tích cực triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Thứ năm, 17/10/2024 06:10

TMO - Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc phân loại rác thải tại nguồn phải được thực hiện bắt buộc chậm nhất từ ngày 1/1/2025. Do đó, tỉnh Bến Tre đã tích cực triển khai, phổ biến các nội dung liên quan về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn cho các đại diện Sở, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn.

Lãnh đạo Sở TN&MT Bến Tre cho biết, trước đó vào ngày 19/8/2024, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Kế hoạch số 5396 về phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động và hình thành thói quen trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn ngay khi có phát sinh; góp phần triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Trong đó, tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu rác thải nhựa và giảm tỷ lệ rác thải sinh hoạt được xử lý bằng biện pháp chôn lấp trực tiếp, từng bước đáp ứng mục tiêu quốc gia về quản lý tổng hợp CTRSH theo từng thời kỳ phát triển của tỉnh; giảm ô nhiễm môi trường do rác thải. Mục tiêu của Kế hoạch là phấn đấu đến cuối năm 2024 tỷ lệ phân loại CTRSH đạt 50%, đến cuối năm 2025 đạt 70%; trong đó, các huyện đạt chuẩn bảo vệ môi trường (BVMT) nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ phân loại CTRSH đạt 70% trở lên; các xã đạt chuẩn BVMT nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ phân loại CTRSH đạt 50% trở lên.

Đến năm 2030, tiếp tục duy trì, mở rộng thực hiện phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn tỉnh đạt trên 90%; người dân có trách nhiệm cao về BVMT, không còn vứt rác ra nơi công cộng, đường, sông, rạch; xây dựng tỉnh Bến Tre xanh - sạch - đẹp. Nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch bao gồm các nội dung như: Phân loại CTRSH; Tổ chức tuyên truyền, vận động; Thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH sau phân loại; Tăng cường phối hợp, kiểm tra đảm bảo tính đồng bộ trong thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp đã có nhiều nỗ lực, thể hiện qua nhiều sản phẩm, phong trào, chương trình cụ thể, đưa Đề án Bến Tre xanh từ chủ trương lớn đến với đối tượng đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà một cách gần gũi, thiết thực; đặc biệt, việc xây dựng “Bến Tre xanh” được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cũng là trách nhiệm quan trọng của đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi tỉnh Bến Tre trong giai đoạn mới. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Bến Tre xanh” lồng ghép với phân loại CTRSH tại nguồn trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, chủ yếu là do ý thức, thói quen của đoàn viên, thanh niên và người dân.

Tỉnh Bến Tre đang tích cực triển khai, phổ biến các nội dung liên quan về phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho người dân, đại diện các Sở, ban, ngành...(Ảnh minh hoạ).

Vì vậy, trong thời gian tới, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bến Tre sẽ tiếp tục phối hợp với Sở TN&MT Bến Tre tổ chức các hoạt động liên quan đến lĩnh vực môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp thiết thực, hiệu quả, từ đó góp phần xây dựng Bến Tre xanh lồng ghép với phân loại CTRSH tại nguồn đi vào chiều sâu và thực chất hơn, từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn.

Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre cho biết, hiện nay CTRSH của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn chưa được thu gom, phân loại, xử lý triệt để, đúng quy định; nhiều hộ gia đình chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn để tận dụng nguồn rác thải có khả năng tái chế. Một số hộ có thói quen tùy tiện đổ rác bừa bãi ra vườn, ven đường giao thông, ao, hồ, sông, rạch... dẫn đến lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều, gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý, làm mất mỹ quan khu dân cư. Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong triển khai thực hiện công tác phân loại CTRSH tại nguồn gắn với xây dựng nông thôn mới, hàng năm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội bằng nhiều giải pháp, việc làm thiết thực, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn với việc phát động thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động và nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

Qua đó, các cấp Hội trong tỉnh đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng các mô hình và tổ chức hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực trong hội viên phụ nữ và người dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.

Đáng chú ý, các vị đại diện cho các Sở, ban, ngành tại tỉnh Bến Tre cũng đã có những đề xuất, giải pháp về công quản lý, xử lý CTRSH tại địa phương, cũng như việc triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn quản lý; trọng tâm là nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân về BVMT; đặc biệt, quyết tâm xây dựng quê hương Bến Tre ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Bến Tre có 3 khu xử lý rác thải tập trung. Địa phương đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định, chính sách về quản lý rác thải tiến đến phân loại rác thải tại nguồn sau năm 2024 theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đồng thời, được hướng dẫn người dân phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn qua 3 nhóm bao gồm chất thải rắn tái chế, tái sử dụng; chất thải rắn thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác…hướng tới xây dựng tỉnh Bến Tre an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường.

 

Hoàng Ngân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline