Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Thứ tư, 24/07/2024 07:07

TMO - Hiện nay, tình trạng sâu đầu đen gây hại dừa xuất hiện trở lại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bến Tre và phát tán khá nhanh, gây lo lắng cho nhà vườn trồng dừa ở địa phương.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích nhiễm sâu đầu đen tại các địa phương có tăng so với đầu năm 2024, nhưng tỷ lệ gây hại thấp so với các năm trước. Diện tích nhiễm nặng chủ yếu trên các vườn dừa ven đường thiếu chăm sóc, ít quan tâm phòng trừ. Diện tích nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn tỉnh tăng từ 265 ha lên hơn 592 ha ở thời điểm hiện tại (tăng hơn 327 ha); trong đó, diện tích nhiễm nhẹ là hơn 295 ha, nhiễm trung trung bình hơn 162 ha, nhiễm nặng hơn 134 ha. 

Qua quá trình khảo sát và tổng hợp diện tích nhiễm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá các huyện Mỏ Cày Bắc, Ba Tri, Bình Đại và Châu Thành có diễn biến phục hồi tốt, diện tích nhiễm giảm, diện tích phục hồi tăng dần và được kiểm soát tốt bằng biện pháp tổng hợp. Các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Thành phố Bến Tre có diện tích nhiễm tăng. Tuy nhiên, chủ yếu ở mức độ nhiễm nhẹ, các vườn dừa được kiểm soát bằng biện pháp sinh học đang dần phục hồi tốt. Tại huyện Thạnh Phúsâu đầu đen hại dừa tại huyện đang diễn biến phức tạp. Hiện huyện có hơn 200 ha vườn dừa bị nhiễm sâu đầu đen; trong đó, có khoảng 10 ha nhiễm nặng. 

Nhiều diện tích dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre tiếp tục bị sâu đầu đen gây hại. 

Ngành Nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này bằng giải pháp sinh học như phun thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, nuôi ong ký sinh diệt sâu đầu đen… Từ đầu năm 2024 đến nay, việc nhân nuôi ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen được duy trì thực hiện tại 9 điểm, gồm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Giống và Hoa kiểng, các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm và Châu Thành.

Toàn tỉnh đã phóng thích hơn 109,2 triệu ong ký sinh để bảo vệ vườn. Tuy nhiên, do nắng nóng ảnh hưởng đến sự phát triển ngoài tự nhiên của các loài ong ký sinh nên diễn biến việc kiểm soát sâu hại chậm hơn so với thời điểm cuối năm 2023. Trong 6 tháng đầu năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre đã tổ chức được trên 50 cuộc tập huấn lồng ghép nội dung phòng trừ sâu đầu đen tại các huyện và thành phố Bến Tre cho hơn 1.500 nông dân tham gia. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre phối hợp với các cơ quan báo, đài đưa tin hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu đầu đen.

Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp UBND các huyện tăng cường nhân nuôi ong ký sinh để phóng thích trên các vườn dừa nhiễm sâu đầu đen, đảm bảo phòng trừ hiệu quả và bền vững. Đồng thời, phối hợp với các viện, trường thực hiện các nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn biện pháp quản lý sâu đầu đen đặc biệt là biện pháp sinh học. 

UBND tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp phối với các địa phương vận động để người nông dân chủ động hơn nữa trong công tác quản lý sâu đầu đen, cần thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện đối tượng sâu hại này và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp để đảm bảo quản lý hiệu quả phòng trừ. Đặc biệt, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân không phun thuốc bảo vệ thực vật trên các vườn dừa trong vùng đã thả ong ký sinh nhằm duy trì nguồn thiên địch trong tự nhiên để công tác phòng trừ đạt hiệu quả cao và bền vững.

Tỉnh tăng cường công tác nhân nuôi ong ký sinh để phóng thích trên các vườn dừa nhiễm sâu đầu đen đảm bảo phóng thích hiệu quả trên các vườn dừa nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn tỉnh; điều chuyển nguồn ong ký sinh giữa các địa phương để đảm bảo công tác phòng trừ chung. Ngành chức năng tỉnh tiếp tục phối hợp với các Viện, Trường thực hiện các nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn biện pháp quản lý sâu đầu đen đặc biệt là biện pháp sinh học.

Ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, hạn chế yếu tố dịch hại ảnh hưởng đến chất lượng vườn dừa. Ảnh: BĐK. 

Theo UBND tỉnh Bến Tre, sâu đầu đen là đối tượng sâu hại nghiêm trọng trên cây dừa. Thời gian qua, UBND tỉnh rất quan tâm và đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nhanh chóng phối hợp với các Viện, Trường thực hiện nhiều nghiên cứu, đề tài để đưa vào ứng dụng thực tế trong công tác phòng trừ sâu đầu đen tại các vườn dừa trên địa bàn tỉnh. 

Từ năm 2022, việc áp dụng biện pháp quản lý phòng trừ tổng hợp sâu đầu đen đã được xây dựng để áp dụng và đạt hiệu quả cao. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, thực tế cho thấy, công tác phòng trừ chỉ đạt hiệu quả cao khi áp dụng trình tự và đồng bộ các biện pháp tổng hợp: trước tiên là biện pháp thủ công (cắt tỉa tàu lá bị nhiễm sâu đem tiêu hủy để giảm mật số sâu và tạo điều kiện xử lý thuốc hiệu quả); kế đó là biện pháp hóa học (phun thuốc bảo vệ thực vật đúng cách theo khuyến cáo để diệt sâu) và cuối cùng là biện pháp sinh học (nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh để diệt nhộng và sâu tuổi lớn).

Trong đó, biện pháp sinh học giữ vai trò rất quan trọng vì giúp cân bằng hệ sinh thái trên vườn dừa, hạn chế tình trạng tái phát dịch hại, quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng các sản phẩm từ dừa. Ngoài ra, để phát huy hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu đầu đen cần phối hợp chặt chẽ giữa nông dân, cán bộ địa phương và ngành chuyên môn, nhất là nông dân phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và chủ động thực hiện các biện pháp phòng trị kịp thời theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

 

 

Lê Hạnh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline